Protein tác động tới mức đường huyết như thế nào?
Ngoài việc giúp cơ thể phát triển, protein cũng được cơ thể phân hủy thành glucose và sử dụng làm năng lượng (một quá trình được gọi là gluconeogenesis¹).
Nếu bạn hoạt động thể chất nhiều và đang theo đuổi chế độ ăn ít carbohydrate thì protein có thể được phân hủy thành glucose để bổ sung năng lượng cho cơ thể.
Glucose được phân hủy từ protein sẽ kém hiệu quả hơn so với việc phân hủy từ carbohydrate, do đó bất kỳ tác động nào của protein lên mức đường huyết sẽ xảy ra chậm hơn trong khoảng vài giờ sau khi ăn.
Những người mắc bệnh tiểu đường týp 1 hoặc bệnh tiểu đường týp 2 có thể sẽ chịu các tác động của protein nếu kế hoạch ăn của họ chủ yếu dựa trên protein. Biện pháp tốt nhất là tìm hiểu mức độ đường huyết của bạn phản ứng như thế nào với các bữa ăn, để bạn có thể đánh giá đúng nhu cầu insulin, cũng như cân đối được lượng protein phù hợp.

Lượng protein hàng ngày
Khoảng 10-35% lượng calo hàng ngày của bạn nên đến từ protein. Lượng protein nên đạt 0,8 – 1,2g/kg/ngày đối với người lớn, tức là tỷ lệ này nên đạt tương đương 10 – 20% lượng calo của khẩu phần. Khoảng 45-65% lượng calo của bạn nên đến từ carbohydrate và phần còn lại nên đến từ chất béo.