Phản ứng nghiêm trọng nhất trong mọi trường hợp dị ứng nói chung và dị ứng với cà phê nói riêng là tình trạng sốc phản vệ. Nếu không được cấp cứu kịp thời, sốc phản vệ có thể gây tắc nghẽn đường thở do phản ứng dị ứng làm phù nề thanh môn và hạ họng (sưng cổ họng và miệng, chặn đường thở), làm rối loạn nhịp tim và tụt huyết áp đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Vì vậy, cách tốt nhất khi phát hiện các triệu chứng dị ứng thức ăn hoặc đồ uống thì người bệnh nên được nhập viện ngay lập tức.
Các triệu chứng khó chịu do bạn nhạy cảm hoặc uống quá nhiều cà phê

Biểu hiện của dị ứng cà phê thường khiến chúng ta nhầm lẫn với các triệu chứng do say cà phê hoặc dung nạp quá nhiều caffeine trong một ngày. Thế nhưng, về cơ chế thì dị ứng xảy ra ở người là do phản ứng của hệ miễn dịch đối với các chất có trong thực phẩm hoặc đồ uống nào đó.
Vì vậy, khi bạn cảm thấy khó chịu do nhạy cảm với caffeine hoặc uống quá nhiều cà phê thì điều này không đồng nghĩa với việc bạn dị ứng với cà phê.
Tình trạng nhạy cảm với caffeine (say cà phê) xảy ra khi bạn chỉ dung nạp một chút cà phê nhưng cơ thể lại phản ứng mạnh mẽ để xử lý và “chống” lại caffeine. Từ đó gây ra một số triệu chứng như cảm giác bồn chồn, khó chịu, tim đập nhanh, hồi hộp, lo lắng, mất ngủ, đau bụng…
Đối với trường hợp bạn uống cà phê vượt quá mức khuyến nghị là 400mg caffeine/ngày, tương đương với 4 cốc cà phê nhỏ, thì cơ thể cũng có những phản ứng không tốt. Các triệu chứng sẽ khá giống trường hợp say cà phê nhưng thêm vào đó là những biểu hiện đáng lo ngại như:
- Tức ngực, khó thở
- Tim đập nhanh
- Tê ở tứ chi
- Đau cơ
- Đau đầu hoặc đau nửa đầu
- Đổ mồ hôi lạnh
- Ảo giác
- Các triệu chứng giống như cúm
- Cảm xúc bất ổn, dễ cáu gắt, lo lắng hoặc hoảng sợ.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!