backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

2

Hỏi bác sĩ
Lưu

Tắm xong bị ngứa là do đâu? 10 cách khắc phục hiệu quả ngay

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Dung Nguyễn · Ngày cập nhật: 16/01/2023

    Tắm xong bị ngứa là do đâu? 10 cách khắc phục hiệu quả ngay

    Tắm là hoạt động thường nhật giúp loại bỏ bụi bẩn trên cơ thể và làm sạch da. Tuy nhiên, một vài người lại có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu sau khi tắm. Theo các chuyên gia, hiện tượng tắm xong bị ngứa có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có cả các bệnh lý nguy hiểm.

    Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng tắm xong bị ngứa trong bài viết sau.

    Nguyên nhân gây ngứa sau khi tắm

    Bạn có thể gặp phải hiện tượng tắm xong bị ngứa ở chân hoặc ngứa toàn thân. Tắm xong bị nổi mẩn ngứa có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm:

    1. Khô da sau khi tắm

    Bề mặt da có một lớp dầu tự nhiên, giúp giữ ẩm và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường. Tuy nhiên, nếu bạn tắm quá lâu, đặc biệt là tắm với nước nóng, xà phòng và nước sẽ làm lớp dầu này mất đi, khiến da trở nên khô và ngứa.

    • Do đó, cách tốt nhất để ngăn ngừa ngứa tình trạng tắm xong bị ngứa châm chích là thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi lau khô cơ thể.
    • Lưu ý đọc kỹ nhãn sản phẩm trước khi sử dụng vì một số loại kem dưỡng có chứa thành phần gây kích ứng, làm cơn ngứa của bạn trở nên tồi tệ hơn.
    • Ngoài ra, bạn cũng nên tránh dùng các loại kem dưỡng ẩm có chứa chất tạo mùi thơm, tinh dầu bạc hà và rượu. Đây đều là những thành phần có khả năng gây khô, kích ứng và ngứa da.

    >>> Đọc thêm: Tay bị nứt nẻ: Nguyên nhân trị da tay nứt nẻ không thành công?

    2. Tắm xong bị ngứa do mắc bệnh chàm

    nguyên nhân tắm xong bị ngứa

    Tắm xong bị ngứa là bệnh gì? Hiện tượng tắm xong bị nổi mẩn đỏ ngứa có thể do bệnh chàm gây ra.

    • Chàm là bệnh da liễu gây ra các triệu chứng như viêm, khô, phát ban đỏ, nổi mụn nước và ngứa da.
    • Đặc biệt, người bệnh thường cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu hơn sau khi tắm do lượng dầu tự nhiên trên da bị thiếu hụt.
    • Do đó, nếu nguyên nhân gây ngứa là do bệnh chàm, bạn nên sử dụng các loại sản phẩm và chất liệu không gây kích ứng, đồng thời thoa kem dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày để hạn chế tình trạng khô da.

    3. Dị ứng với các sản phẩm chăm sóc da

    Dị ứng với các sản phẩm chăm sóc da có thể khiến bạn gặp phải tình trạng tắm xong bị ngứa khắp người.

    • Nhiều người thường thích sử dụng dầu gội có mùi thơm và sản phẩm chăm sóc da trong khi tắm. Tuy nhiên, chúng có thể là tác nhân kích hoạt phản ứng dị ứng, dẫn đến ngứa da và nhiều triệu chứng khác như mẩn đỏ, sưng da, tróc vảy… Tình trạng này được gọi là viêm da tiếp xúc.
    • Theo các nhà nghiên cứu, thành phần tạo mùi thơm trong các sản phẩm chăm sóc da là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa da.
    • Do đó, nếu tình trạng ngứa sau khi tắm vẫn tiếp diễn dù đã dưỡng ẩm kỹ càng. Nếu sau khi tắm sữa tắm bị ngứa, bạn nên thử đổi sữa tắm và các sản phẩm chăm sóc da đang sử dụng sang loại không chứa chất tạo mùi.

    >>> Đọc thêm: Da tay khô bong tróc: 8 nguyên nhân mà bạn không thể ngờ!

    4. Dị ứng với bột giặt hoặc nước giặt quần áo

    Các loại bột giặt, nước giặt hoặc nước xả vải có mùi thơm cũng có thể gây ra hiện tượng ngứa sau khi tắm, đặc biệt là khi chúng được dùng để giặt khăn tắm. Quá trình lau khô người sẽ chuyển phần hương liệu còn sót lại trên khăn qua cơ thể, gây kích ứng và ngứa da. Thậm chí, đối với những người có làn da nhạy cảm, điều này có thể dẫn đến các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

    trẻ tắm xong bị ngứa do dị ứng với bột giặt

    Chính vì thế, bạn nên giặt kỹ khăn tắm và quần áo, tránh để bột giặt lưu lại trên vải. Đồng thời, bạn cũng nên tránh dùng các sản phẩm giặt có chứa thành phần gây kích ứng và chất tạo mùi thơm, để ngăn ngừa tình trạng tắm xong ngứa râm ran.

    5. Tắm xong bị ngứa do dị ứng nước

    Tắm nước lạnh bị ngứa có thể là dấu hiệu của tình trạng dị ứng nước.

    Dị ứng nước (Aquagenic pruritus) là tình trạng tương đối hiếm gặp, gây nổi mề đay, ngứa ngáy, khó chịu khi cơ thể tiếp xúc với các nguồn nước quen thuộc như mồ hôi, nước mắt, nước mưa… Bạn có thể bị ngứa da bất cứ khi nào tiếp xúc với nước như khi rửa tay hoặc tắm rửa.

    >>> Hãy đọc thêm: Bị nổi mề đay phải làm sao cho hết ngứa?

    10 cách khắc phục tình trạng tắm xong bị ngứa

    Để giảm thiểu tình trạng tắm xong bị ngứa, bạn có thể thực hiện những cách sau:

    1. Tắm bằng nước mát và không tắm quá lâu

    Theo các chuyên gia, tắm bằng nước mát thay vì nước nóng và không tắm quá lâu (trên 20 phút) là một trong những mẹo đơn giản nhất để tránh khô da, giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy sau khi tắm.

    2. Không tắm quá nhiều lần trong ngày để tránh tắm xong bị ngứa

    Tắm càng nhiều lần thì lượng dầu trên da càng dễ bị thất thoát. Do đó, các chuyên gia da liễu khuyên bạn nên giới hạn số lần tắm trong ngày. Người lớn và trẻ em chỉ nên tắm 1 lần mỗi ngày.

    3. Tránh gãi ngứa hoặc gây tổn thương cho da

    Gãi ngứa có thể khiến da bị trầy xước, làm tình trạng ngứa ngáy trở nên tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên dùng khăn hoặc bọt biển chà xát lên vùng da bị ngứa để tránh kích ứng và gây tổn thương da.

    4. Tránh tắm xong bị ngứa bằng cách dùng các sản phẩm không có chất tạo mùi hương và cồn

    Sử dụng các loại mỹ phẩm, kem dưỡng ẩm, bột giặt, nước xả vải không chứa mùi hương và cồn là một trong các giải pháp cần thiết nhất cho người bị ngứa da sau khi tắm. Đặc biệt, người mắc bệnh chàm và các bệnh da liễu khác nên lựa chọn những loại sản phẩm dành riêng cho người có làn da nhạy cảm, dễ dị ứng.

    tắm xong bị ngứa

    5. Vỗ nhẹ cho da khô sau khi rửa mặt

    Để tránh gây kích ứng và ảnh hưởng đến lượng dầu tự nhiên trên da, thay vì lau khô mặt bằng khăn, bạn nên dùng tay vỗ nhẹ lên mặt sau mỗi lần rửa mặt.

    6. Tắm xong bị ngứa – nên sử dụng máy tạo độ ẩm

    Độ ẩm không khí thấp có thể khiến tình trạng khô da trở nên trầm trọng hơn. Do đó, nếu sống tại nơi có khí hậu khô lạnh, bạn nên sắm cho mình thiết bị cần thiết này.

    7. Tránh để sản phẩm giặt bám lại trên khăn tắm và quần áo

    Dư lượng bột giặt, nước xả vải còn sót lại trên khăn tắm và quần áo có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng tắm xong bị ngứa. Chính vì thế, bạn nên giặt thật kỹ để hạn chế tối đa sự tích tụ của chúng trên sợi vải.

    8. Tránh sử dụng các sản phẩm có chứa retinoid

    Retinoid (bao gồm retinol, adapalenetretinoin) có thể điều chỉnh sự phát triển của tế bào biểu mô, gây kích ứng và làm khô da. Do đó, trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ, bạn nên tránh sử dụng các sản phẩm chứa thành phần này.

    9. Hạn chế dùng các sản phẩm có chứa axit alpha – hydroxy (AHA)

    AHA là thành phần có thể gây bỏng hoặc ngứa ngáy trên da, đặc biệt là đối với các loại da khô và nhạy cảm. Do đó, để cải thiện tình trạng tắm xong bị ngứa, bạn nên hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần này.

    10. Ngăn ngừa tình trạng tắm xong bị ngứa bằng cách uống nhiều nước

    Mất nước có thể khiến da bị khô và ngứa. Vì vậy, hãy đảm bảo bạn uống đủ 8 cốc nước (tương đương 2 lít) mỗi ngày cơ thể không bị mất nước.

    tắm xong bị ngứa

    Tắm xong bị ngứa: Khi nào bạn nên đến bệnh viện?

    Thông thường, tình trạng tắm xong bị ngứa có thể được kiểm soát bằng các bước chăm sóc cơ bản nêu trên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hiện tượng ngứa da không bắt nguồn từ các vấn đề về da mà xuất phát từ các tổn thương thần kinh hoặc bệnh lý khác. Cơn ngứa do những nguyên nhân này thường có xu hướng khá dữ dội và kéo dài dai dẳng. Khi người bệnh gãi ngứa, tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí gây nhiễm trùng.

    Ngoài ra, một số vấn đề sức khỏe tâm thần cũng có thể là tác nhân gây ngứa sau khi tắm như:

    • Trầm cảm
    • Lo âu
    • Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế

    Do đó, khi nghi ngờ tình trạng ngứa là do các vấn đề trên gây ra, bạn cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám.

    >>> Xem thêm: Gót chân bị nứt đen: Nguyên nhân và cách điều trị

    Tắm xong bị ngứa có thể được khắc phục một cách nhanh chóng bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu cảm giác ngứa không thuyên giảm hoặc trở nên trầm trọng hơn, bạn nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Dung Nguyễn · Ngày cập nhật: 16/01/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo