Mụn bị chai cứng dưới da như nốt sần là một dạng mụn trứng cá “cứng đầu” nhất. Tại sao mụn lại trở nên chai và nổi u cứng dưới da? Làm cách nào để khắc phục tình trạng này và ngăn chặn chúng tái diễn?
Nếu đang gặp rắc rối với đám mụn khó ưa này và không biết mụn bị chai cứng dưới da phải làm sao, hãy đọc ngay bài viết này của Hello Bacsi để biết cách đối phó với chúng bạn nhé!
Như thế nào là mụn bị chai cứng dưới da?
Mụn trứng cá là một trong các vấn đề về da phổ biến nhất trên thế giới. Những nốt mụn viêm do mụn trứng cá lâu ngày tích tụ, trở thành các nốt mụn chai cứng dưới da (hay còn gọi là những nốt sần).
Mụn bị u cứng dưới da có đáng quan ngại? Đây là một trong những tình trạng được đánh giá là nghiêm trọng hơn mụn trứng cá thông thường nổi trên bề mặt da. Đồng thời, bạn cũng khó có thể “dẹp sạch” chúng bằng các sản phẩm trị mụn chai không cần kê đơn (OTC) thông thường.
>>> Đọc thêm: Vòng đời của mụn: Hiểu rõ để rút ngắn thời gian trị mụn
Mụn bị chai cứng dưới da hay mụn nang?
Mụn nang và những nốt sần dưới da là 2 dạng mụn trứng cá nghiêm trọng nhất và dễ gây nhầm lẫn với nhau. Bề ngoài chúng đều là những nốt mụn nằm dưới các nang lông và không có đầu mụn như các loại mụn đầu trắng hay đầu đen.
Những điểm khác biệt giữa mụn nang và nốt sần dưới da, điển hình như:
Mụn bị chai cứng dưới da là do đâu?
Tình trạng mụn trứng cá tiến triển thành u cứng dưới da trước hết là do lỗ chân lông bị bít tắc như các dạng mụn trứng cá thông thường. Thêm vào đó, môi trường lý tưởng của các nang lông đầy dầu thừa và bụi bẩn kích thích vi khuẩn P. acne phát triển. Đây là nguyên nhân làm mụn lan rộng và bùng phát.
Ngoài ra, những tác nhân điển hình dưới đây cũng góp phần phát triển tình trạng mụn bị chai cứng dưới da:
- Di truyền: Đây là một tác nhân khó để thay đổi nhưng thường gặp, còn thường được biết đến với thuật ngữ “cơ địa”.
- Rối loạn hay mất căng cân bằng hormone trong cơ thể
- Căng thẳng lâu ngày
- Ma sát hay va chạm không cần thiết lên da gây mụn cục dưới da không đau
- Trang điểm thường xuyên.
>>> Đọc thêm: Các loại mụn trứng cá và cách điều trị sẹo mụn
Bạn có những lựa chọn điều trị nào?
Đọc đến đây, chắc hẳn bạn cũng biết độ “cứng đầu” của các nốt mụn sần u, hoặc nổi mụn cứng dưới da. Do đó, cách xử lý mụn chai tại nhà bằng những loại thuốc trị mụn OTC có sẵn tại nhà thuốc thường không hiệu quả với loại mụn này. Tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám và đưa ra những liệu trình điều trị phù hợp.
Thuốc trị mụn bị chai cứng dưới da tại chỗ
Không phải loại trị mụn chứa axit salicylic và benzoyl peroxide thông thường có tác động bề mặt lỗ chân lông. Đây là những dạng thuốc được mua và sử dụng theo toa của bác sĩ, bôi trực tiếp lên những nốt sần dưới da, có thể là một trong các loại:
- Kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn mắc kẹt trong nang lông.
- Benzoyl peroxide hay axit salicylic có hoạt lực mạnh, đậm đặc chỉ được bán theo đơn thuốc nhằm giúp làm gom khô da chết và bã nhờn bị mắc kẹt trong nang lông sinh mụn.
- Retinoids – dẫn xuất vitamin A, được kê đơn nhằm làm sạch và thông thoáng cho nang lông từ sâu bên trong, giảm thiểu các tác nhân gây mụn.
Lựa chọn điều trị tại chỗ thường là ưu tiên hàng đầu trong trị mụn bị chai cứng dưới da. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp với tình trạng mụn nhẹ với một vài nốt mụn sần dưới da mà thôi.
Thuốc kháng sinh dạng uống
Cách trị mụn bị chai bằng thuốc kháng sinh dạng uống: Với những tình trạng mụn nặng hơn hoặc không cho đáp ứng với các loại thuốc điều trị mụn tại chỗ, bác sĩ da liễu có thể cân nhắc đề nghị bạn dùng kháng sinh dạng uống. Bởi vì, tình trạng mụn bị chai cứng dưới da lan rộng chứng tỏ sự tăng sinh của vi khuẩn P. acne dưới da đang vượt khỏi mức kiểm soát. Do đó, các bác sĩ thường kê toa cho bạn dùng kháng sinh dạng uống để tiêu diệt ngay vi khuẩn và góp phần giảm tình trạng đau nhức do mụn.
Một số lựa chọn điều trị khác
Cách trị mụn cứng dưới da bằng thuốc kháng sinh dạng uống hay những loại trị mụn kê đơn dùng tại chỗ đều là những phương pháp ngắn hạn nhằm khắc phục ngay nốt sần u cứng dưới da. Để điều trị lâu dài, isotretinoin – dẫn xuất vitamin A tác động mạnh hơn retinoid được xem là “thần dược” của các chuyên gia liễu. Vì loại thuốc này có thể xử lý tất cả các tình trạng mụn kể cả mụn bị chai thâm cứng dưới da.
>>> Đọc thêm: Trị mụn nang tại nhà: Nên hay không nên nặn mụn?
Tuy nhiên, cần lưu ý là các dẫn xuất vitamin A và một số loại kháng sinh thường chống chỉ định với phụ nữ có thai và đang có kế hoạch mang thai. Do đó, hãy trao đổi cụ thể với bác sĩ da liễu của bạn để được tư vấn liệu trình trị mụn thích hợp.
Chăm sóc đúng cách để ngăn ngừa mụn bị chai cứng dưới da
Quy trình chăm sóc da đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa mụn và bảo vệ làn da của bạn. Một số lưu ý về quy trình chăm sóc da chống lại mụn và các vấn đề da khác, bao gồm:
- Rửa mặt 2 lần/ngày, buổi sáng và tối. Đối với những ngày tập thể dục đổ nhiều mồ hôi, hãy rửa nhanh mặt sau khi tập với sữa rửa mặt nhẹ dịu để tránh vi khuẩn bám dính trên da theo mồ hôi.
- Tẩy trang vào ban đêm ngay cả khi bạn không trang điểm. Việc thực hành phương pháp double-cleansing sẽ giúp bạn loại bỏ dầu thừa và làm sạch da một cách tốt nhất.
- Thoa kem dưỡng ẩm nhẹ sau bước rửa mặt.
- Đắp mặt nạ đất sét 2 lần/tuần được cho là phù hợp với làn da thừa dầu và có dấu hiệu của việc tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Thoa kem chống nắng (có chỉ số chống nắng cao) mỗi ngày, đặc biệt là khi đang sử dụng retinoid hay isotretinon, để tránh da sạm đen do cháy nắng.
- Tránh chạm tay lên mặt thường xuyên.
- Rửa tay sạch trước khi thoa mỹ phẩm lên da.
- Vệ sinh dụng cụ trang điểm thường xuyên và đúng cách.
Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn trang bị thêm kiến thức giải đáp được thắc mắc mụn bị chai cứng phải làm sao và chuẩn bị “vũ khí” để sẵn sàng đối phó với những vấn đề về mụn cứng dưới da không đau hay như mụn bị chai cứng dưới da nhé!