Mụn mọc quanh miệng cần được điều trị như thế nào?
Khi bị mọc mụn quanh miệng, bạn có thể cảm thấy khó chịu nhưng tình trạng này thường tự hết hoặc bạn có thể dùng thuốc trị mụn được mua ở ngoài hiệu thuốc. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy lo lắng về những nốt mụn mọc quanh miệng hoặc tình trạng này không tự khỏi thì cần đến bác sĩ da liễu để được điều trị đúng cách. Các phương pháp trị mụn bao gồm:
- Kem trị mụn, sữa rửa mặt và gel có chứa benzoyl peroxide nồng độ 2-4% cần tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu nếu muốn sử dụng nồng độ cao hơn 4% hoặc axit salicylic 2%.
- Thuốc kháng sinh đường uống hoặc thuốc bôi theo toa.
- Các loại kem bôi theo toa chẳng hạn như retinoids hoặc benzoyl peroxide.
- Trị mụn nội tiết bằng thuốc tránh thai.
- Trị mụn bằng thuốc Isotretinoin (Accutane).
- Áp dụng liệu pháp ánh sáng hoặc peel da hóa học.
Mách bạn cách ngăn ngừa mụn mọc quanh miệng

Để ngăn ngừa tình trạng mọc mụn xung quanh miệng, bạn nên chú ý đến cách chăm sóc da hàng ngày và thay đổi những thói quen không tốt cho da, bao gồm:
- Lưu ý hơn việc vệ sinh da mặt: Làm sạch da 2 lần mỗi ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ và phù hợp với làn da.
- Ưu tiên dùng sản phẩm trang điểm không gây bít tắc lỗ chân lông.
- Tránh để tay hoặc đồ vật bẩn chạm vào da mặt.
- Không nặn mụn.
- Hạn chế để son môi lan ra vùng da quanh miệng.
- Lau sạch vùng miệng sau khi ăn.
- Rửa mặt sau khi đội nón bảo hiểm, chơi nhạc cụ…
- Thường xuyên giặt và thay drap trải giường, mền gối… để đảm bảo sạch sẽ.
- Khi tập thể dục, mồ hôi có thể chảy xuống hai bên quai hàm và cằm góp phần gây ra mụn. Vì vậy, việc tắm rửa, làm sạch da sau khi tập thể dục cũng rất cần thiết.
Mụn mọc quanh miệng – Khi nào là bất thường và cần đi khám?
Đôi khi mụn mọc ở vùng miệng không phải là mụn trứng cá, mụn viêm thông thường mà có thể liên quan đến bệnh lý nào đó. Vì vậy, bạn sẽ cần đi khám trong những trường hợp mọc mụn bất thường sau:
Mụn rộp ở môi và miệng
Mụn rộp sinh dục do virus Herpes simplex (HSV) gây ra có thể xuất hiện trên môi và miệng của người bệnh. Loại mụn này trông như những vết mụn nước phồng rộp nhỏ thành từng đám trên môi và xung quanh miệng. Lúc này, vùng da bị mụn rộp thường mẩn đỏ, đau và ngứa. Sau đó chúng khô, đóng vảy rồi bong đi. Nếu nghi ngờ bị mụn rộp sinh dục, bạn nên đi xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục càng sớm càng tốt.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!