♦ Làm sáng da
♦ Kích thích sản sinh collagen
♦ Tái tạo tế bào
4. Kojic acid

Được chiết xuất từ một loại nấm là sản phẩm từ quá trình lên men gạo hoặc rượu gạo, kojic acid được xem là một chất tẩy rửa tự nhiên. Nó hoạt động bằng cách ức chế enzyme tyrosinase tạo ra melanin – nguyên nhân gây ra các vết thâm và đốm nâu trên da.
Hoạt chất này còn có tác dụng làm tăng đáng kể thực bào của bạch cầu đa nhân trung tính và tăng sinh tân bào, giúp cho việc loại bỏ các hắc tố gây thâm, nám tốt hơn.
5. Trị thâm mụn bằng niacinamide

Niacinamide là một thành phần được điều chế từ niacin (vitamin B3). Nó thường được dùng trong các sản phẩm làm mờ vết nhăn và ngăn ngừa các vấn đề lão hóa nhờ khả năng giữ nước tốt. Đồng thời niacinamide còn giúp kích thích hiệu quả quá trình tổng hợp protein K1 và collagen.
Bên cạnh đó, nó còn có khả năng chống oxy hóa, tái tạo các tế bào biểu bì bị hư tổn do tia UV, làm trắng da nhờ hỗ trợ giảm sự bài tiết hắc tố melanin từ các tế bào tạo sắc tố, giảm mụn do đặc tính kháng viêm tốt.
6. Hydroquinone

Hydroquinone làm một chất làm trắng da, giúp giảm vết thâm mụn bằng cách hạn chế và làm giảm melanocytes trên da, quá trình sản sinh ra melanin từ đó cũng chậm hơn.
Tuy nhiên, đây là một chất gây tranh cãi trong việc làm đẹp vì tác động của nó đến cơ thể ở liều lượng cao hơn 4%. Các sản phẩm có nồng độ hydroquinone dưới 2% sẽ mang lại kết quả ưng ý cho người sử dụng nhưng lại không phù hợp với các bạn da nhạy cảm.
7. Retinoid

Retinoid là một dẫn xuất của vitamin A. Đây là một hợp chất đa công dụng, vừa có khả năng chống lại các dấu hiệu lão hóa, lại vừa có thể dùng để trị mụn và các vấn đề về thâm mụn, đốm nâu…
Đây là một chất có tác dụng: làm giảm lượng hắc tố melanin trong cơ thể, kháng viêm, ngăn ngừa các tế bào chết bít lỗ chân lông bằng cách tăng cường tốc độ bong da chết và giảm thiểu tuyến dầu. Retinoid còn giúp thúc đẩy cơ thể sản xuất collagen để duy trì độ đàn hồi căng mịn cho da cũng như duy trì lượng collagen ổn định hơn.
8. Phương pháp thay da hóa học (chemical peel)

Thay hóa học tức là dùng các acid để “lột” đi các lớp tế bào da chết trên bề mặt da, làm da mịn màng và sáng hơn. Các sản phẩm tẩy da hóa học thường chứa các hoạt chất: AHAs (điển hình là glycolic acid) hay beta-hydroxy acids – BHAs (điển hình là salicylic acid).
Thông thường, các sản phẩm peel da (thay da sinh học) thường sẽ có nồng độ acid cao hơn so với các loại serum hay kem dưỡng không kê đơn. Nhưng chung quy lại, các sản phẩm này chỉ có tác dụng đến lớp thượng bì, làm mờ được các vết thâm nhẹ và làm sáng da.
Nếu bạn có những vết thâm mụn lâu năm và đậm màu, bạn nên thực hiện các phương pháp peel da hóa học chuyên nghiệp, có khả năng làm mờ thâm sâu từ lớp hạ bì (lớp giữa). Bạn nên thực hiện các biện pháp điều trị này tại những nơi có các bác sĩ giàu kinh nghiệm để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho bản thân.
9. Áp dụng laser peel để trị thâm mụn

Được xem là một phương pháp điều trị để tái tạo bề mặt da, laser peel dùng năng lượng ánh sáng để tác động lên da, giúp kích thích quá trình sản sinh collagen, tái tạo làn da từ bên trong, loại bỏ lớp da chết xỉn màu. Từ đó, các loại mụn, vết nám, tàn nhang, thâm do mụn cũng bị đánh bật một cách hiệu quả, lớp da mới sẽ sáng và mịn màng hơn trước.
Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ gia liễu khi có ý định thực hiện phương pháp này để điều trị các vết thâm do mụn. Laser xâm lấn có tác động mạnh để loại bỏ lớp bề mặt ngoài của da và có thể gây tổn thương, sạm nám không mong muốn.
10. Microdermabrasion – kỹ thuật siêu mài mòn da

Đây là một phương đáp điều trị mài mòn da nhẹ nhàng hơn so với người anh em của nó – Dermabrasion. Phương pháp siêu mài mòn da này dùng một mũi khoan có gắn các tinh thể thạch anh hoặc mũi kim cương siêu nhỏ để loại bỏ toàn bộ các tế bào chết nằm phía trên lớp biểu bì. Microdermabrasion phù hợp để điều trị đốm nâu và thâm mụn.
Nên thực hiện phương pháp này tại những địa chỉ uy tín, đảm bảo các tiêu chuẩn y tế, người thực phải có tay nghề chuyên môn cao, máy móc đạt chuẩn.
Thảo My/HELLO BACSI