backup og meta

Bong tróc da đầu ngón tay ở người lớn và trẻ em: Nguyên nhân và cách chữa tại nhà

Bong tróc da đầu ngón tay ở người lớn và trẻ em: Nguyên nhân và cách chữa tại nhà

Bạn có thể tự tìm cách chữa tróc da đầu ngón tay tại nhà bằng các nguyên liệu như mật ong, lô hội, dầu dừa… Nếu nguyên nhân khiến da ngón tay bị bong tróc do bệnh da liễu thì bạn nên tìm đến bác sĩ để có cách chữa trị hiệu quả hiện tượng bong da đầu ngón tay.

Da đầu ngón tay bị khô bong tróc, khô nứt đầu ngón tay chảy máu nếu bạn tiếp xúc với hóa chất mạnh, dùng nước nóng nhiều hay mắc một số bệnh tiềm ẩn. Để chữa tình trạng này bạn cần tìm hiểu bị lột da ở đầu ngón tay là bệnh gì? Hiểu rõ nguyên nhân bong da đầu ngón tay, khiến da bị tổn thương.

Nguyên nhân gây tróc da đầu ngón tay

Tình trạng nứt đầu ngón tay bị tróc da

Tình trạng nứt đầu ngón tay bị tróc da thường không phải do các nguyên nhân nguy hiểm gây ra. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp nó là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

1. Đầu ngón tay bị lột da do da khô

Đôi khi trẻ bị lột da đầu ngón tay khiến đầu ngón tay  bị bong da, nứt nẻ chảy máu do bị quá khô. Tình trạng da khô thường phổ biến hơn trong những tháng mùa đông khi khí hậu hanh khô. Bên cạnh đó, khi tay bé bị lột da, da dễ bị khô hơn nếu hay tắm bằng nước nóng. Các thành phần hóa học quá mạnh trong xà phòng hoặc các dung dịch vệ sinh khác cũng có thể góp phần gây khô da, bị nứt nẻ đầu ngón tay và da ngón tay bị bong tróc.

Bên cạnh hiện tượng tróc da, các triệu chứng khô da khác có thể gồm:

  • Ngứa
  • Da bị nứt
  • Da bị căng
  • Da bị đỏ hoặc sạm màu
  • Đầu ngón tay bong da

2. Các đầu ngón tay bị bong da do rửa tay quá nhiều

Thói quen rửa tay quá mức có thể dẫn đến nứt và bong da. Đặc biệt nếu bạn rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, hóa chất có thể làm mòn lớp lipid trên bề mặt da và bong da đầu ngón tay ở trẻ. Điều này có thể khiến xà phòng ảnh hưởng tới các lớp da nhạy cảm hơn bên dưới, dẫn đến kích ứng và da tay trẻ bị bong tróc.

Tình trạng bị tróc da sẽ nặng hơn nếu bạn dùng nước nóng rửa tay, không dưỡng ẩm cho tay sau khi rửa và sử dụng khăn giấy có hóa chất gây kích ứng da để lau tay.

3. Tróc da đầu ngón tay do hóa chất mạnh

Tróc da đầu ngón tay do hóa chất mạnh
Một số hóa chất trong kem dưỡng ẩm, xà phòng, dầu gội có thể dẫn đến tình trạng tróc da ở đầu ngón tay

Một số hóa chất trong kem dưỡng ẩm, xà phòng, dầu gội và các sản phẩm làm đẹp khác có thể gây kích ứng da, dẫn đến tình trạng tróc da ở đầu ngón tay. Các chất hóa học phổ biến có thể khiến đầu ngón tay bị tróc da bao gồm:

  • Chất tạo hương
  • Isothiazolinone
  • Cocamidopropyl betaine
  • Các loại thuốc bôi kháng khuẩn
  • Các chất bảo quản như formaldehyd

Bạn có thể không bị kích ứng với tất cả các hóa chất kể trên. Vậy nên nếu bạn đi khám, bác sĩ sẽ phải làm kiểm tra để biết chất hóa học nào gây kích ứng cho bạn để đảm bảo an toàn không còn bong da móng tay.

4. Bong tróc da tay do ánh nắng mặt trời

Đầu ngón tay bị tróc da có thể do tác động từ ánh nắng mặt trời. Việc tiếp xúc quá lâu với với ánh nắng mặt trời có thể khiến da bị cháy nắng. Tình trạng này có thể khiến da bị tăng nhiệt độ, đỏ hoặc hồng lên và bị bong tróc sau vài ngày. Da bị cháy nắng có thể mất một vài ngày hoặc thậm chí một tuần mới lành. Vậy nên nếu muốn phòng tránh, bạn có thể bôi kem chống nắng kỹ trước khi ra đường.

5. Da đầu ngón tay bị lột do thời tiết khắc nghiệt

Khí hậu quá khô và lạnh vào mùa đông có thể khiến da đầu ngón tay bị khô, bong tróc
Da đầu ngón tay bị lột do thời tiết khắc nghiệt

Khí hậu quá khô và lạnh vào mùa đông có thể khiến da đầu ngón tay bị khô, bong tróc và nứt nẻ. Thế nhưng thời tiết quá nóng cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới da. Trong những tháng mùa hè, tình trạng tróc da đầu ngón tay cũng có thể xảy ra do bạn đổ mồ hôi nhiều.

6. Đầu ngón tay bị tróc da do mút ngón tay

Thói quen mút tay có thể là nguyên nhân gây khô và tróc da đầu ngón tay ở trẻ em. Thậm chí, một số người lớn cũng vẫn còn thói quen này chính là tác nhân ngón tay bị khô nứt nẻ. Nếu bạn thấy mình mút ngón tay nhiều đến mức da móng tay bị tróc, hãy tìm cách hạn chế thói quen này và đến bác sĩ để tìm cách can thiệp phù hợp.

7. Ngón tay bị tróc da do thiếu hoặc dư vitamin

Nhiều người thường thắc mắc ngón tay trẻ bị tróc da thiếu chất gì? Thông thưởng việc bổ sung quá ít hoặc quá nhiều một loại vitamin nào đó có thể khiến da đầu ngón tay bị bong tróc và nứt nẻ. Tình trạng cơ thể thiếu vitamin B3 (niacin) có thể gây bệnh pellagra, một chứng dẫn đến viêm da, tiêu chảy và thậm chí mất trí nhớ.

Những ai bổ sung quá nhiều vitamin A cũng có thể khiến da tay bị bong tróc nứt nẻ, da bị kích ứng và móng tay bị nứt. Các triệu chứng thừa vitamin A khác bao gồm:

Hãy đọc thêm: Cơ thể bạn sẽ ra sao nếu thiếu hụt vitamin A?

8. Tróc da đầu ngón tay do bệnh chàm

Bệnh chàm có thể khiến bạn bị bong da đầu ngón tay. Loại chàm phổ biến nhất là viêm da dị ứng, một bệnh về da mãn tính. Bệnh chàm có thể khiến da bị kích ứng và có các dấu hiệu như đỏ, nứt, ngứa, đầu ngón tay tróc da, và da dễ bị đau khi đụng vào.

Nguyên nhân gây bệnh chàm có thể do bạn tiếp xúc với một số hóa chất mạnh nhưng cũng có trường hợp do di truyền.

9. Bong da đầu ngón tay do bị dị ứng

Bệnh chàm có thể khiến bạn bị bong da tay
Bong da đầu ngón tay do bị dị ứng

Ngón tay bị lở loét,  mấy đầu ngón tay bị lột da, bong tróc nếu bạn tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Ví dụ, niken trong một số loại trang sức có thể khiến da bị đỏ, ngứa, sưng và bong tróc. Ngoài dị ứng niken, chứng dị ứng latex cũng có thể ảnh hưởng đến da tay khá nhiều.

10. Bong da ở đầu ngón tay do bệnh vẩy nến

Bong da ở đầu ngón tay do vẩy nến là bệnh da liễu mãn tính. Đây là tình trạng những tế bào da tái tạo quá nhanh, tích tụ và tạo thành những lớp vảy bạc trên bề mặt da. Bệnh vẩy nến là một bệnh da liễu mãn tính có thể khiến da tổn thương và xuất hiện nhiều mảng bong tróc, bong da ở ngón tay.

11. Tróc da do bệnh exfoliative keratolysis

Bệnh exfoliative keratolysis tạm dịch là bệnh tróc tế bào da và sừng bàn tay thường xảy ra trong những tháng nóng. Bệnh này có thể gây mụn nước và khiến các đầu ngón tay bị lột da cũng như nứt nẻ. Tình trạng này có thể tệ hơn nếu bạn tiếp xúc với chất hóa học.

12. Tróc da đầu ngón tay do bệnh kawasaki

Bệnh kawasaki là một tình trạng hiếm gặp, chủ yếu xuất hiện ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh kéo dài vài tuần với ba giai đoạn với các triệu chứng khác nhau. Triệu chứng đặc trưng của giai đoạn đầu tiên là sốt cao kéo dài trong hơn năm ngày. Tình trạng đầu ngón tay bị tróc da thường là dấu hiệu giai đoạn thứ hai. Ở giai đoạn ba, lòng bàn tay và bàn chân thường bị đỏ và sưng.

Trẻ em bị tróc da đầu ngón tay do đâu?

Nguyên nhân bé bị tróc da tay
Bé bị tróc da tay nguyên nhân từ đâu?

Vậy bé bị tróc da tay nguyên nhân từ đâu? Đa phần các trường hợp trẻ em bị tróc da ngón tay đều không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, những nguyên nhân gây tróc da ở người lớn vừa nêu trên cũng có thể xảy ra ở trẻ em. Bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra và loại trừ trường hợp trẻ bị bong da ngón tay do bệnh da liễu.

Nếu nguyên nhân khiến trẻ bị bóc da đầu ngón tay do thói quen mút tay hoặc thiếu dưỡng chất, bạn chỉ cần tìm cách hạn chế thói quen mút tay của trẻ hoặc điều chỉnh chế độ ăn mỗi ngày cho bé.

Cách chữa bong tróc da đầu ngón tay tại nhà

Cách chữa khô da đầu ngón tay tại nhà

Nếu tróc da ngón tay do bệnh lý tiềm ẩn, bạn cần đi khám sớm ngay khi có dấu hiệu. Tuy nhiên nếu bị tróc da ngón tay do các lý do không nguy hiểm, bạn có thể áp dụng một số cách chữa khô da đầu ngón tay tại nhà sau.

  • Dùng lô hội: Lô hội (nha đam) có thể giúp giảm nhẹ tình trạng kích ứng và bong da đầu ngón tay. Bạn chỉ cần cạo chút gel từ nha đam tươi, bôi lên vùng bị kích ứng ít nhất hai lần một ngày rồi để yên cho tới khi khô để giúp hạn chếtróc da đầu móng tay.
  • Dùng dầu dừa: Dầu dừa từ lâu đã là bài thuốc chữa nhiều vấn đề về da như da khô, bong tróc và thậm chí là bị mụn. Bạn có thể bôi dầu dừa lên tay để chăm sóc vùng da bị bong tróc. Nếu thấy dầu dừa quá dính, bạn có thể đeo găng tay sau khi thoa. Bạn hãy áp dụng cách này hai lần một ngày, một lần dùng trước khi ngủ và để qua đêm. Nếu không có sẵn dầu dừa trong nhà, bạn có thể dùng dầu hạnh nhân hoặc dầu ô liu cũng có tác dụng rất tốt.
  • Dùng mật ong: Mật ong là một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên rất tốt cho da. Bạn chỉ cần bôi mật ong lên các ngón tay bị tróc và để yên trong vòng nửa giờ.
  • Uống nước đầy đủ: Uống nước là cách đơn giản mà hiệu quả giúp cải thiện các vấn đề về da, kể cả khô và bong tróc da tay.
  • Ăn uống lành mạnh: Thói quen ăn uống không lành mạnh có thể dẫn tới rất nhiều vấn đề về da. Vậy nên, bạn hãy bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng như trái cây, rau củ, sữa chua, các loại đậu, thịt nạc… Các thực phẩm lành mạnh này sẽ giúp làn da và cơ thể khỏe mạnh hơn.
  • Dùng chuối: Chuối có thể giúp bạn cải thiện tình trạng đầu ngón tay bị lột da khá hiệu quả. Bạn có thể nghiền một quả chuối rồi trộn một ít mật ong và sữa. Sau đó, bôi hỗn hợp lên các ngón tay bị khô.
  • Đeo bao tay: Khi lau dọn nhà cửa với các chất hóa học quá mạnh, bạn nên đeo bao tay để vệ làn da mỏng manh.

Tình trạng tróc da đầu ngón tay thường không nguy hiểm nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm cần chữa trị. Bạn hãy để ý cả những dấu hiệu nhỏ nhất này để bảo vệ sức khỏe nhé!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

What Causes Peeling Fingertips

Peeling skin conditions

pcds.org.uk/clinical-guidance/peeling-skin-syndromes1

Hand Eczema

nationaleczema.org/eczema/types-of-eczema/hand-eczema/

What Causes Peeling Fingers and Toes?

pediatriceducation.org/2009/12/14/what-causes-peeling-fingers-and-toes/

youngwomenshealth.org/2013/11/26/is-peeling-the-skin-around-my-finger-nails-continuously-considered-self-harm/

Dry skin

https://dermnetnz.org/topics/dry-skin

Ngày truy cập 10/03/2023

Trẻ em bị tróc da đầu ngón tay – Nguyên nhân và cách chữa an toàn

thuocdantoc.org/tre-em-bi-troc-da-dau-ngon-tay.html

Ngày truy cập: 18/10/2021

Phiên bản hiện tại

16/11/2024

Tác giả: Như Vũ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Dang Tran


Bài viết liên quan

Lão hóa da tay: đã có cách điều trị mới!

Tạm biệt da tay khô ráp chỉ bằng sữa tươi


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Như Vũ · Ngày cập nhật: 16/11/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo