backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

7 cách tẩy tế bào chết môi tại nhà cho môi ẩm mịn, căng mọng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Vy Nguyễn · Ngày cập nhật: 08/02/2022

    7 cách tẩy tế bào chết môi tại nhà cho môi ẩm mịn, căng mọng

    Khi nhắc đến chăm sóc da môi, đa số các chị em đều nghĩ ngay tới việc dưỡng ẩm cho môi. Tuy nhiên chỉ dưỡng ẩm cho môi thôi vẫn chưa đủ, bạn cũng cần tẩy tế bào chết môi để duy trì đôi môi khỏe mạnh và mịn màng.

    Để có làn da môi khỏe mạnh, mềm mại và hồng hào, bạn không nhất thiết phải tốn quá nhiều tiền để mua các sản phẩm tẩy tế bào chết. Thay vào đó, chỉ với 7 công thức tẩy tế bào chết môi từ các nguyên liệu có sẵn trong nhà, bạn có thể giúp đôi môi hồng hào và tràn đầy sức sống!

    7 cách tẩy tế bào chết môi tại nhà chỉ từ các nguyên liệu an toàn, lành tính

    Chỉ với các nguyên liệu sẵn có trong nhà, bạn có thể tự làm 7 phương pháp tẩy tế bào chết môi trong thời gian ngắn mà vẫn hiệu quả cao. 

    1. Sử dụng kem đánh răng

    Thành phần trong kem đánh răng có chứa nhiều flour, canxi, ancol,… giúp loại bỏ vi khuẩn và tế bào da chết trên môi. Đầu tiên, bạn bắt đầu bằng việc tẩy trang cho môi để loại bỏ hết màu son còn sót lại, sau đó thoa kem đánh răng lên môi. Chà xát môi nhẹ nhàng bằng bàn chải đánh răng để tẩy đi các tế bào chết. Tiếp tục thực hiện trong 5 phút, sau đó rửa sạch môi bằng nước ấm.

    2. Tẩy tế bào chết môi bằng đường trắng, chanh và mật ong

    Với thành phần giàu dưỡng chất, mật ong có công dụng làm mềm và dịu da, đồng thời giúp kháng viêm và sát khuẩn tự nhiên, cung cấp chất chống oxy hóa cần thiết. Trong khi chanh có chứa axit đem lại khả năng tẩy da chết môi và làm sạch môi thì các hạt đường sẽ giúp loại bỏ các mảng da bong tróc, dư thừa.

    tẩy tế bào chết môi bằng đường trắng, chanh và mật ong

    Để thực hiện công thức tẩy tế bào chết môi tại nhà với hỗn hợp này, bạn cần chuẩn bị: 1 thìa cà phê mật ong, đường và nước cốt chanh. Sau đó hòa quyện cả 3 hỗn hợp trên thật nhuyễn, thoa lên môi và giữ nguyên hỗn hợp này trên môi trong vòng 5 phút. Trong khoảng thời gian này, bạn nên dùng tay hoặc bàn chải chà xát nhẹ nhàng hỗn hợp trên môi. Sau khi thực hiện xong, bạn sẽ cảm nhận ngay làn da môi mềm mịn và căng mọng thấy rõ.

    3. Loại bỏ lớp da chết trên môi bằng mật ong và yến mạch

    Sự kết hợp giữa mật ong và yến mạch là “bộ đôi” không chỉ giúp chăm sóc làn da mà còn bảo vệ da môi hiệu quả nhờ các tinh chất dưỡng ẩm. Để loại bỏ tế bào da chết cho môi bằng hỗn hợp này, bạn cần lấy 1 ít yến mạch, xay nhuyễn và nhỏ thêm vài giọt mật ong, sau đó thoa lên môi và giữ nguyên trong 5 phút. Cuối cùng là làm sạch môi bằng nước ấm.

    >>> Bạn có thể quan tâm: Da quanh miệng bị khô: Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà

    4. Tẩy tế bào chết cho môi bằng bã cà phê và dầu oliu

    Mặc dù vị của bã cà phê không mấy dễ chịu khi thoa lên da, nhưng hàm lượng caffeine trong cà phê có công dụng làm trẻ hóa đôi môi, giúp làn da môi luôn tươi tắn và quyến rũ. 

    tẩy tế bào chết cho môi bằng bã cà phê và dầu oliu

    Trộn đều 1 muỗng bã cà phê xay mịn với dầu oliu và nhẹ nhàng thoa lên môi. Giữ nguyên hỗn hợp này trong khoảng 5 phút. Kết hợp massage môi theo chuyển động tròn vì điều này sẽ bảo vệ làn da môi không bị rách và sau đó rửa sạch môi để giúp duy trì làn da môi luôn mềm mại.

    5. Tẩy da chết môi bằng chanh, đường và mật ong

    Như đã đề cập, mật ong chứa hàm lượng tự nhiên giàu vitamin và khoáng chất giúp cấp ẩm cho làn da môi, khi được kết hợp với chanh và đường sẽ mang lại đầy đủ các dưỡng chất, vitamin để đôi môi trở nên tươi tắn.

    Chuẩn bị ½ thìa cà phê đường, mật ong và nước cốt chanh, sau đó trộn đều các nguyên liệu trên lại với nhau. Chà xát nhẹ nhàng lên đôi môi trong vòng vài phút, sau đó rửa sạch môi bằng nước ấm. Cách làm này sẽ giúp đôi môi loại bỏ sạch tế bào da chết và đem lại đôi môi hồng hào, mịn mượt hơn.

    6. Công thức tẩy da chết cho môi bằng dầu dừa, mật ong và đường nâu

    Nhiều người lại thường tẩy da chết môi bằng muối thay vì sử dụng đường. Tuy nhiên để tránh kích ứng và bảo vệ cho làn da môi nhạy cảm mỏng manh thì đường sẽ là lựa chọn thích hợp hơn vì đường dịu nhẹ hơn muối và cũng ít làm đau rát cho môi. 

    tẩy tế bào chết môi bằng dầu dừa, mật ong và đường nâu

    Bên cạnh đó, từ lâu dầu dừa đã nổi tiếng với khả năng dưỡng ẩm cho môi, và cải thiện tình trạng da môi khô ráp, nứt nẻ. Đường nâu có đặc tính chống vi khuẩn và vitamin B giúp loại bỏ sạch các lớp da chết trên môi. Vì vậy, công thức tẩy da chết môi giữa dầu dừa, mật ong và đường nâu mang lại cho bạn đôi môi mềm mịn, và giảm thiểu các tác nhân gây hại từ môi trường.

    Để sở hữu đôi môi căng mọng đầy thu hút, bạn nên trộn đều 1/2 muỗng cà phê đường nâu, 1 muỗng dầu dừa nguyên chất và mật ong. Sau đó, trộn đều tất cả lại với nhau và thoa hỗn hợp lên đôi môi kết hợp massage theo chuyển động tròn. Cuối cùng, làm sạch môi bằng nước ấm để môi luôn ẩm mịn và đều màu.

    7. Tẩy tế bào chết môi bằng vaseline và đường

    Trong khi đường có khả năng làm sạch da chết và kháng khuẩn cho đôi môi thì vaseline sẽ giúp dưỡng ẩm và nuôi dưỡng làn da môi hồng hào, bóng mịn. Hòa quyện ½ thìa cà phê đường và vaseline sao cho hỗn hợp thật nhuyễn, mịn. Tiếp theo, thoa hỗn hợp lên đôi môi và lưu lại trên môi trong vòng 5 phút. Massage theo viền môi để lớp da chết bong ra, và sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm.

    >>> Bạn có thể quan tâm: 7 nguyên nhân gây ngứa môi và cách nhanh khắc phục

    Vì sao cần tẩy tế bào chết môi?

    Tẩy tế bào chết môi là 1 phương pháp tẩy da chết vật lý cho đôi môi của bạn. Đôi môi thường dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường, khí hậu khắc nghiệt, tuổi tác,.. Cụ thể, khi chúng ta ngày càng lớn tuổi thì làn da môi sẽ trở nên mỏng hơn do lượng collagen bị mất đi theo thời gian. Vì thế tẩy tế bào chết cho môi có thể làm mịn các đường viền môi và kích thích lưu lượng máu, và điều này rất cần thiết trong việc chống lại các dấu hiệu lão hóa

    Ngoài ra, thời tiết lạnh giá sẽ khiến đôi môi thường xuyên nứt nẻ và khô ráp, thậm chí là bong tróc da môi thành từng mảng. Vì thế, tẩy tế bào chết môi sẽ đem lại những lợi ích như sau:

    • Làm bong tróc lớp da chết, cải thiện làn da môi nứt nẻ và giúp son dưỡng lên màu đẹp hơn cho đôi môi
    • Duy trì làn da môi khỏe mạnh, hạn chế tình trạng thâm và xỉn màu môi
    • Dưỡng ẩm mềm mịn cho môi, cải thiện da môi khô ráp khi thay đổi thời tiết
    • Tạo điều kiện để cho môi dễ dàng hấp thu dưỡng chất từ các loại son dưỡng và mặt nạ môi chuyên sâu tốt hơn.

    Những ai không nên tẩy tế bào chết môi?

    Sử dụng tẩy tế bào chết môi không phải lúc nào cũng là 1 ý kiến hay. Tốt nhất bạn nên tránh tẩy da chết môi khi:

    • Môi bị chảy máu hoặc đang nứt nẻ da
    • Môi bị cháy nắng
    • Xuất hiện mụn trứng cá hoặc mụn nước trên môi

    Quy trình tẩy tế bào chết môi

    Để đảm bảo dưỡng chất được hấp thu tối đa, từ đó đem lại cho bạn đôi môi căng mọng, bạn đừng bỏ qua các bước dưỡng môi như sau:

    Bước 1: Tẩy trang môi

    Sử dụng nước hoặc dầu tẩy trang chuyên biệt dành riêng cho môi để lau sạch hết màu son.

    Bước 2: Thực hiện

    quy trình tẩy tế bào chết môi

    Dùng khăn mềm lau sạch môi. Sau đó, bạn lấy bàn chải hoặc dùng tay để thoa một lượng hỗn hợp vừa phải lên môi. Tiếp tục nhẹ nhàng massage môi theo đường xoắn ốc, sau đó rửa sạch môi bằng nước và lau khô bằng khăn mềm. 

    Hãy nhớ là bạn chỉ nên tẩy da chết môi từ 3-5 phút là đủ và không thực hiện quá nhiều lần vì sẽ làm mỏng môi và môi cũng trở nên nhạy cảm hơn.

    Ngoài ra, bạn không nên sử dụng các sản phẩm tẩy da chết body lên cho vùng da môi vì có thể khiến cho môi gặp tình trạng kích ứng.

    Bước 3: Dưỡng ẩm môi

    Sau khi tẩy tế bào chết môi, dưỡng môi là bước cần thiết để cung cấp lại độ ẩm cho đôi môi. 

    Nên tẩy tế bào chết môi mấy lần 1 tuần?

    Tương tự như bất kỳ cách tẩy tế bào chết môi, điều quan trọng là bạn không nên lạm dụng quá mức để đảm bảo an toàn cho đôi môi. Đối với những tháng có thời tiết nóng, những cách này chỉ nên được áp dụng 2 lần/ tuần và có thể tăng tần suất lên 3 lần/ tuần khi tiết trời trở lạnh.

    Tự làm tẩy tế bào chết môi là một cách tuyệt vời để loại bỏ lớp da chết một cách đơn giản, an toàn. Ngoài ra để đôi môi không bị trầy xước, bạn nên sử dụng chất tẩy da chết được xay mịn để môi không bị kích ứng nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Vy Nguyễn · Ngày cập nhật: 08/02/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo