Môi khô nứt nẻ khiến vẻ ngoài của bạn kém tươi tắn. Trường hợp môi nứt nẻ nặng có thể gây bất tiện đến việc ăn uống hàng ngày. Vậy làm sao để hết nẻ môi nhanh chóng và đâu là cách trị môi khô nứt nẻ tại nhà?
Môi là bộ phận nhạy cảm, vì da môi không chứa melanin, thường rất dễ bị cháy nắng và đặc biệt hay bị thương tổn vì enzyme nếu bạn cứ liếm môi của mình. Tuy nhiên, bạn có thể thử 10 cách trị môi khô nứt nẻ tại nhà sau đây cho bờ môi khỏe mạnh, mịn mượt và quyến rũ hơn.
Nguyên nhân khiến môi khô nứt nẻ
Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho đôi môi nứt nẻ, khô ráp. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến dễ gây ra tình trạng này.
- Môi khô nứt nẻ do thời tiết thay đổi: Môi khô là tình trạng xảy ra phổ biến khi có đợt không khí khô lạnh, ảnh hưởng rất nhiều đến làn da môi chúng ta. Hoặc khi nhiệt độ thay đổi đột ngột cũng gây ảnh hưởng không ít cho đôi môi của bạn.
- Khô môi vì cơ thể thiếu nước: Làn da môi không chứa các tuyến tự tạo dầu giúp cân bằng độ ẩm trên môi. Trên thực tế, môi khô ráp cũng là dấu hiệu cơ thể đang có dấu hiệu bị mất nước. Từ đó, khiến làn da môi dễ bong tróc, khô môi mức độ nhẹ. Nếu bạn bị thiếu nước trầm trọng, làn da môi sẽ bị khô ráp và trở nên nứt nẻ, thiếu sức sống.
- Khô môi do hóa chất mỹ phẩm: Hóa chất có trong son môi, màu xăm môi, hay phun môi cũng khiến môi dễ bị khô, thiếu nước.
10 cách trị môi khô nứt nẻ tại nhà
1. Hạn chế dùng son lì
Son lì là dòng son mang xu hướng hiện đại được rất nhiều bạn gái ưa chuộng, nhưng chúng lại làm khô môi hơn khá nhiều. Vì vậy, hạn chế dùng son lì cũng được xem là cách trị môi khô nứt nẻ tại nhà hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn dùng loại son này để đi sự kiện, hay đi chơi cùng bạn bè, người thân thì đừng quên chăm sóc da môi và dưỡng ẩm kỹ càng để cải thiện da môi bong tróc nhé!
2. Cách trị môi khô: Tẩy tế bào chết cho môi
Tẩy tế bào chết là một trong những bước thiết yếu để có thể sở hữu đôi môi khỏe mạnh, tươi tắn.
Bạn có thể mua sản phẩm tẩy tế bào chết cho môi có nguồn gốc tự nhiên (nhớ kiểm tra kỹ thành phần trước khi mua) hoặc tự làm hỗn hợp tẩy tế bào chết cho môi tại nhà. Thành phần chính mà bạn nên sử dụng là dầu (như là bơ shea hoặc dầu dừa) kết hợp với đường tự nhiên. Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn thêm tinh dầu hoặc trái cây, rau củ nghiền tùy theo sở thích của mình để trị môi khô nứt nẻ.
3. Cách trị nẻ môi tại nhà: Đắp mặt nạ môi
Để cách trị môi khô nứt nẻ tại nhà đạt hiệu quả nhanh hơn, bạn có thể đắp mặt nạ ngủ cho môi từ:
Trộn những nguyên liệu như trên lại với nhau, và đắp một lớp mỏng lên môi trước khi đi ngủ. Loại mặt nạ này không cần dùng đến sáp ong hay vaseline.
4. Dùng các loại dầu bít lỗ chân lông
Chỉ số gây mụn trên mỹ phẩm cho thấy khả năng dầu làm bít lỗ chân lông của bạn và có thể gây ra mụn. Ví dụ, dầu dừa có chỉ số gây mụn cao, do đó bạn không nên đắp dầu dừa lên mặt. Tuy nhiên, những sản phẩm như vậy lại cực kỳ thích hợp cho môi và cơ thể vì chúng có thể lắp đầy các nếp rãnh nhỏ ở vùng da này, dễ dàng trị môi khô nứt nẻ một cách hiệu quả.
5. Dưỡng ẩm từ cả bên ngoài và bên trong
Nếu cơ thể bạn bị thiếu nước, môi bạn sẽ cho thấy rõ dấu hiệu này. Vì vậy, một trong những cách trị môi khô nứt nẻ tại nhà mà được rất nhiều áp dụng đó chính là uống nhiều nước và dùng dưỡng môi thường xuyên.
>>> Bạn có thể quan tâm: Đôi môi quyến rũ khiến chàng “nhìn là muốn hôn”
6. Sử dụng máy làm ẩm
Không khí khô ở nhà và văn phòng đều dễ làm khô môi, đặc biệt là khi thời tiết se lạnh. Do đó, bạn có thể làm ẩm không khí trong nhà bằng nhiều cách như: mở cửa khi tắm, mua một ít loại cây trồng trong nhà và đặt các bát nước ở góc phòng hoặc sử dụng máy phun sương tạo ẩm không khí để cân bằng độ ẩm hiệu quả.
7. Mặt nạ dưa chuột
Dưa chuột không chỉ tốt cho da mặt mà còn cho sức khỏe làn môi nữa đấy. Xắt một lát mỏng dưa chuột và đắp lên môi trong 5–10 phút. Ngoài ra, bạn nên duy trì thói quen này 3 lần/tuần và cần đặc biệt nhiều hơn vào mùa lạnh để phòng ngừa và trị môi khô nứt nẻ.
8. Cách trị môi khô nứt nẻ tại nhà: Dùng dưỡng môi có chứa ceramide
Môi của bạn luôn có một lớp da mỏng bảo vệ phía ngoài, tuy nhiên thực phẩm, các loại thuốc, mỹ phẩm và thời tiết đều có thể làm tổn hại đến lớp bảo vệ này. Dùng son dưỡng có chứa ceramide sẽ giúp cơ thể duy trì lớp bảo vệ này tự nhiên và an toàn hơn.
9. Cách hết nẻ môi: Tránh ăn thực phẩm có tính axit và lượng gia vị cao
Như đã đề cập, các loại thực phẩm này sẽ có tác động xấu đến lớp bảo vệ, gây ra các thương tổn trên môi. Nếu muốn phòng và trị môi khô nứt nẻ, bạn nên tránh xa các thực phẩm có tính axit cũng như lượng gia vị cao.
>>> Bạn có thể quan tâm: 7 cách chữa trị môi thâm hiệu quả với nguyên liệu có sẵn tại nhà
10. Bôi chống nắng cho môi
Da môi chịu rất nhiều ảnh hưởng từ ánh nắng mặt trời, tương tự như da mặt và cơ thể. Vì vậy, để bảo vệ môi, bạn hãy dùng các loại kem hoặc son có chỉ số chống nắng SPF ít nhất là 15.
Qua 10 cách trị môi khô nứt nẻ tại nhà mà Hello Bacsi vừa chia sẻ như trên, hẳn bạn đã “bỏ túi” cho mình khá nhiều tips dưỡng ẩm môi mềm mịn, cho đôi môi thêm hồng hào và tươi tắn rồi phải không nào? Chúc bạn mau sớm lấy lại vẻ ngoài rạng rỡ, tự tin khi giao tiếp với người thân và bạn bè nhé!