Đầu tiên, bạn hãy xác định nguyên nhân gây bệnh như tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời hay một số loại thực phẩm nhất định. Tùy theo nguyên nhân, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn các cách khắc phục như bôi kem chống nắng, tránh cọ sát hoặc chạm vào mặt quá nhiều và không sử dụng các sản phẩm có cồn trên da.
5. Bệnh chàm
Bệnh chàm thường nhẹ và không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng nhưng đôi khi có thể trở nặng. Dù bạn bị chàm nặng hay nhẹ thì cũng không nên gãi vì gãi sẽ làm cho da bị nhiễm trùng, đỏ, nứt, rỉ, bong tróc… Căng thẳng hoặc khí hậu khô có thể góp phần gây bệnh chàm ở những người nhạy cảm.
Có nhiều cách để điều trị bệnh chàm như dùng kem thoa tại chỗ (corticosteroid), xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt, vitamin D, trị liệu bằng ánh sáng và thuốc kháng histamin.
6. Bệnh nấm chân

Bất kỳ ai thường tập gym đều có nguy cơ bị nấm chân vì đây là một bệnh da liễu thường gặp ở nam giới dễ lây lan ở các khu vực công cộng như phòng tắm chung, phòng thay quần áo và trung tâm thể dục thể thao. Nhiễm nấm bắt đầu ở kẽ các ngón chân nhưng có thể lan đến móng chân và hai bên bàn chân.
Tin tốt là khi nhiễm loại nấm này, người bệnh đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị không kê đơn như Lotrimin-AF và Lamisil-AT. Một tuýp Lamisil đắt hơn hầu hết các loại kem và bột chống nấm, nhưng nó có tác dụng nhanh hơn. Bạn cũng cần rửa và lau khô bàn chân hai lần một ngày để tránh nấm tái phát. Và nếu thời tiết cho phép, bạn hãy để đôi chân của bạn thở bằng cách mang dép và không mang vớ.
Trường hợp bệnh nấm chân quá nặng, có thể bạn sẽ cần đến thuốc theo toa bác sĩ. Bạn hãy đến khám bác sĩ tại các phòng khám nếu biện pháp khắc phục tại nhà không giúp bạn giảm bệnh sau một tuần.
7. Thâm quầng mắt
Tuy quầng thâm có thể do di truyền nhưng thiếu ngủ và chế độ ăn không phù hợp sẽ làm tình trạng này tệ hơn. Ngoài ra, các buổi tập thể dục muộn vào ban đêm trong tuần có thể khiến nam giới bị xuất hiện những vết thâm quầng mắt.
Bạn có thể giảm thâm quầng mắt bằng cách ăn nhiều trái cây, rau củ, uống nhiều nước và đi tập yoga. Những hoạt động này sẽ không chỉ làm giảm các vết thâm quầng mà còn tăng sức khỏe tổng thể cho da.
8. Viêm tuyến mồ hôi mủ
Viêm tuyến mồ hôi mủ (Hidratenitis Suppurativa) là một căn bệnh da liễu thường gặp ở nam giới tương đối nghiêm trọng. Bệnh thường đi kèm các cụm áp xe và mụn nhọt ở vùng da dưới cánh tay, ở mông, đùi trong và bẹn. Thậm chí những khu vực viêm còn có thể đột ngột bị thoát mủ.
Do căn bệnh này thường làm người bệnh cảm thấy ngại đi khám và cũng không có triệu chứng rõ ràng nên bệnh thường không được chẩn đoán hoặc chẩn đoán sai, dẫn đến đau đớn và trầm cảm.
Các phương pháp điều trị viêm tuyến mồ hôi mủ bao gồm phẫu thuật laser carbon dioxide và các liệu pháp sinh học.
9. Bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến là chứng rối loạn da mạn tính gây ra tình trạng giãn nở mạch máu và viêm da. Bệnh thường phổ biến ở những người trong độ tuổi từ 15 đến 35, nhưng vẫn có thể xảy ra bất cứ độ tuổi nào. Bạn có thể vô tình bỏ qua những triệu chứng của bệnh như phát ban ngứa.
Bệnh vẩy nến được cho là do một sự bất thường trong hệ miễn dịch của cơ thể di truyền trong các thành viên trong gia đình.
Không có cách nào để ngăn ngừa bệnh vẩy nến mà bạn chỉ có thể chữa những triệu chứng của bệnh. Bạn có thể áp dụng phương pháp điều trị bằng một số cách như:
- Dùng các dẫn xuất của vitamin A
- Liệu pháp ánh sáng (phototherapy)
- Bôi thuốc mỡ hoặc chất dưỡng ẩm không mùi
- Dùng thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống ung thư, liệu pháp sinh học
10. Nếp nhăn
Nếp nhăn có thể được cho là một vấn đề của tuổi già nhưng thực tế đây là bệnh da liễu thường gặp ở nam giới mọi lứa tuổi. Vấn để này xuất hiện khi da trở nên mỏng hơn, khô hơn và ít khả năng co giãn hơn.
Việc duy nhất bạn có thể làm khi có nếp nhăn là ngăn chặn nếp nhăn tệ thêm. Điều bạn cần làm đầu tiên là bỏ thuốc lá nếu đang hút thuốc. Ngoài ra, bạn cần bảo vệ da khỏi ánh mặt trời bằng cách đội nón và bôi kem chống nắng ngay cả những lúc không có nắng. Hơn nữa, bạn cũng cần bôi kem dưỡng ẩm mỗi đêm để tránh da bị khô, tế bào mất nước tạo thành nếp nhăn.
Việc ngăn chặn nếp nhăn ngày càng sâu và rõ sẽ khó hơn phòng nếp ngăn ngay từ khi các vết này chưa xuất hiện. Bạn hãy dưỡng ẩm cho da đầy đủ, ngủ sớm và nhẹ nhàng khi làm sạch da để tránh nếp nhăn.
11. Phát ban vùng bẹn
Cảm giác ngứa, đỏ, phát ban ở vùng bẹn là triệu chứng đáng lo ngại. Ở những người có cơ địa đổ mồ hôi rất nhiều, nấm chân có thể lan sang cả vùng bẹn gây phát ban vùng bẹn.
Bạn có thể giảm ngứa ngáy bằng cách giữ vùng bẹn được sạch sẽ và khô ráo, thay đồ lót thường xuyên, tránh quần áo dày khi thời tiết ấm, đảm bảo vệ sinh bất cứ thứ gì bạn mặc (đồ thể thao, đồng phục thể thao), quần áo phải thật vừa vặn và không dùng chung quần áo với người khác.
Nếu bạn bị nấm bẹn, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc mỡ chống nấm không kê đơn (Lamisil AT), kem dưỡng da, bột hoặc thuốc xịt. Hầu hết các bệnh nhiễm nấm đều đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị tại nhà không cần đơn bác sĩ.
12. Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn
Một số vi khuẩn vẫn thường xuất hiện trên da, trong mũi hoặc trong cổ họng của bạn. Thường thì các vi khuẩn này vô hại hoặc chỉ gây nhiễm trùng da nhẹ. Tuy nhiên, nhiễm trùng tụ cầu khuẩn có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Bạn có thể phòng ngừa bằng cách luôn rửa tay sạch, băng bó vết thương cẩn thận và đi khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu viêm nhiễm. Ngay cả những vết thương nhỏ như mụn, vết cắn và vết xước đều cần được theo dõi và chữa trị nếu bị nhiễm trùng.
Các loại thuốc điều trị nhiễm tụ cầu khuẩn thường không có hiệu quả chống lại tụ cầu vàng kháng methicillin (Methicillin-resistant Staphylococcus aureus – MRSA), thậm chí chúng có thể làm cho nhiễm trùng trở nên tồi tệ hơn. Vậy nên bạn hãy thảo luận với bác sĩ về dạng tụ cầu khuẩn mình bị nhiễm để dùng thuốc đúng hơn nhé.
Các bệnh da liễu thường gặp ở nam giới thường đều có thể phòng ngừa nếu bạn giữ vệ sinh tốt và chăm sóc da đúng cách. Ngoài ra, khi da có bất kỳ tổn thương nào, bạn cũng nên theo dõi và đi khám nếu có nhiễm trùng.
Thanh Tùng HELLO BACSI
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!