Bánh mì là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn sáng hàng ngày của người Việt. Cũng vì thế, tiểu đườ
... Xem thêmXin hỏi bac sĩ
Tôi đi khám và xet nghiệm máu thì chỉ số đương huyêt 6.20 bac sĩ bảo ngỡng cao va tiên đái tháo đường và ko cho uông thuốc chỉ ăn kiêng thôi vây tôi ăn kiêng những gì chp đường huyết giảm và khoảng thời gian bao lâu thì đi kiểm tra lai vây
4 bình luận
Mới nhất
Chào bác. Cảm ơn bác đã gửi câu hỏi tới Hello Bacsi. Đường huyết của bác đang được bác sĩ chẩn đoán là tiền đái tháo đường, với ngưỡng này chỉ cần một lối sống lành mạnh là bác có thể kiểm soát đường huyết ở mức như người bình thường.
Các thực phẩm nên dùng trong chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường:
- Carbohydrate lành mạnh
Carbohydrate lành mạnh có trong các thức ăn thực vật giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và các chất hóa thực vật (phytochemical). Các thức ăn đó bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, rau và hoa quả cung cấp carbs tốt cho sức khỏe.
- Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm rau, trái cây, các loại hạt, quả khô, cây họ đậu và ngũ cốc nguyên hạt.
- Cá bao gồm cá hồi, cá thu, cá ngừ và cá trích. Tuy nhiên, cần hạn chế một số loại cá vốn bản chất có hàm lượng thủy ngân tích tụ cao, ví dụ cá thu vua (king mackerel), cá ngừ mắt to (bigeye tuna).
- Chất béo có lợi, cụ thể là chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa. Chúng thường có trong quả bơ, các loại hạt, dầu olive và dầu hạt cải, chỉ nên dùng với lượng hạn chế.
Các thực phẩm cần tránh trong chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường:
- Carbohydrate kém lành mạnh
Nước ngọt và thực phẩm ướp đường là các nguyên nhân làm tăng đường huyết trực tiếp và do đó nên hạn chế.
- Chất béo có hại là thịt đã qua chế biến như hot dog, xúc xích, thịt xông khói, snack, dầu dừa, dầu cọ, bơ động vật (butter) lẫn bơ động vật (margarine). Ngoài ra, thực phẩm chứa nhiều cholesterol chung là lòng đỏ trứng, nội tạng động vật (gan, lòng) cũng nên được dùng một cách hạn chế. Lượng cholesterol tiêu thụ mỗi ngày không nên quá 200 mg.
- Muối
Ngay cả khi không mắc tăng huyết áp, lượng muối mỗi ngày vẫn nên <2300 mg. Nếu bị tăng huyết áp, bạn có thể được bác sĩ khuyến cáo cắt giảm thêm nữa.
Có nhiều phương pháp để xây dựng khẩu phần ăn hợp lý. Mỗi người có thể phù hợp với một hoặc nhiều phương pháp khác nhau. Bác có thể tham khảo phương pháp cái đĩa:
Phương pháp này nhấn mạnh tầm quan trọng của rau trong bữa ăn. Mỗi bữa, bạn có thể ăn lượng thực phẩm chứa trong một cái đĩa đường kính khoảng 20 cm. Hình sau đây mô tả các bước tiếp hành phương pháp cái đĩa:
(1) Chất một phần hai đĩa với rau củ không tinh bột. Ví dụ: các loại rau xanh hoặc củ, quả ít tinh bột (cà rốt, cà chua)
(2) Chất một phần tư đĩa với chất đạm. Ví dụ: cá, gà, heo, bò. Chú ý thịt trắng (gà, vịt) tốt hơn thịt đỏ (heo, bò). Nếu ăn thịt đỏ, nên chọn phần nạn.
(3) Chất một phần tư đĩa với tinh bột. Ví dụ: gạo, bánh mì, nui, cái loại rau củ chứa tinh bột như khoai tây, khoai lang. Gạo lứt có thể ít làm tăng đường huyết hơn gạo trắng đã qua xay sát.
(4) Nấu nướng bằng một lượng nhỏ chất béo “tốt” trong giới hạn cho phép.
(5) Thêm một khẩu phần trái cây, sữa mỗi ngày và uống đủ nước. Có thể uống trà, cà phê không đường. Hạn chế những loại trái cây có chỉ số đường huyết cao
Tóm lại, áp dụng chế độ ăn cho bệnh đái tháo đường một cách khoa học là điều quan trọng để bệnh nhân có thể kiểm soát đường huyết và hạn chế biến chứng. Chế độ ăn lành mạnh tập trung vào rau củ, chất béo tốt và chất đạm, trong khi hạn chế carbohydrate hấp thu nhanh, chất béo có hại và muối.
Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống, chế độ tập luyện sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, cải thiện sức khỏe cũng như tăng cường chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân đái tháo đường.
Tùy thuộc vào độ tuổi, thời gian mắc bệnh, bệnh lý tim mạch, mắt, thận kèm theo mà người bệnh được bác sỹ tư vấn, hướng dẫn kỹ lưỡng, chế độ luyện tập được thay đổi cho phù hợp với từng bệnh nhân.
Thời điểm luyện tập
– Để tránh các nguy cơ như hạ đường máu, tăng huyết áp phản ứng, thời điểm luyện tập được khuyến cáo là buổi chiều – tối (tập vận động và luyện sức cơ) và tập nhẹ nhàng sau các bữa ăn (đi bộ nhẹ nhàng).
Chọn lựa phương pháp tập luyện thích hợp
– Bệnh nhân béo phì trẻ tuổi không có biến chứng, không có tổn thương cơ xương khớp: có chế độ luyện tập giảm nặng lượng như đi bộ nhanh, chạy bộ, bơi lội, đạp xe đạp, tennis, cầu lông, bóng bàn, thể dục nhịp điệu, yoga.
– Bệnh nhân có vấn đề cơ xương khớp: cân nhắc lựa chọn bơi lội, đạp xe đạp, yoga, khí công, thái cực dưỡng sinh.
– Bệnh nhân trung niên hoặc cao tuổi có bệnh lý tim mạch: xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, có chế độ luyện tập để dưỡng sinh: yoga, thái cực dưỡng sinh, khí công. Không khuyến cáo nếu việc luyện tập mang lại nhiều bất lợi cho bệnh nhân.
– Bệnh nhân có tổn thương thần kinh ngoại biên (bàn chân đái tháo đường, viêm đa dây thần kinh…): có thể luyện tập bơi lội, yoga, khí công, thái cực trường sinh đạo, thể dục nhịp điệu. Tuy nhiên việc luyện tập không khuyến cáo ở bệnh nhân tổn thương thần kinh ngoại biên nặng. Cần chú ý tham khảo ý kiến bác sỹ để việc tập không gây trầm trọng thêm các bệnh lý hiện có.
– Bệnh nhân biến chứng thần kinh tự động tim mạch, hạ huyết áp tư thế thường xuyên: không nên tập thể dục những động tác liên quan đến tư thế như thể dục nhịp điệu, chạy bộ, bơi lội. Nên luyện tập các môn như yoga, khí công, thái cực dưỡng sinh.
– Nếu bệnh nhân có nhiều biến chứng phức tạp: việc tập thể dục mang ý nghĩa dưỡng sinh và vật lý trị liệu, không nên đặt nặng vấn đề thể dục nhằm mục đích giảm cân ở đối tượng này.
Lưu ý trong việc luyện tập
– Việc tập thể dục nên bắt đầu từ từ, sau đó mới tăng dần khối lượng vận động và không nên theo đuổi những mục tiêu quá cao.
– Cường độ tập: nên hạn chế cường độ tập sao cho không để huyết áp tâm thu vượt quá 180mmHg, và cường độ thích hợp ở mức 50-70% cường độ đạt được nếu thực hiện bài tập thể dục tối đa.
– Tần suất tập: cần tập ít nhất 3 ngày/tuần hoặc tập cách ngày. Để đạt được mục đích giảm cân, cần tập ít nhất 5 ngày/tuần.
– Kiểm tra bàn chân hàng ngày và sau mỗi lần tập xem có bị các nốt phồng da, vết rách hoặc nhiễm trùng ở bàn chân không.
– Không nên tập trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh và khi đường máu cao.
– Để tránh hạ/tăng đường máu hơn khi tập luyện:
+ Tập sau bữa ăn 1-3 tiếng.
+ Nếu tập nặng hoặc kéo dài thì sau mỗi 30 phút cần ăn thêm một bữa nhẹ chứa carbohydrate (chất dinh đưỡng đa lượng).
+ Ðo đường máu tốt nhất là cả trước, trong và sau khi tập. Trường hợp với đường máu trước khi tập
– Uống thuốc hạ huyết áp trước khi bạn tập thể dục ít nhất 30p nếu đang điều trị tăng huyết áp.
Để tập luyện thể dục một cách an toàn
– Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu tập.
– Không tập luyện khi trời quá nóng hay quá lạnh.
– Uống đủ nước trước, trong và sau khi tập luyện.
– Lập tức ngừng tập khi thấy kiệt sức, choáng váng.
– Đo đường máu để điều chỉnh bài tập cho phù hợp.
– Lựa chọn giày thích hợp khi luyện tập.
– Duy trì tập luyện lâu dài để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là những thông tin gửi tới bác, hi vọng hữu ích cho bác.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bác hãy đặt câu hỏi thêm tại cộng đồng Hello Bacsi nhé.
Chúc bác và gia đình nhiều sức khoẻ,
ThS.DS.GV Lê Thị Mai
Khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành
id.hellobacsi.com
Theo khuyến cáo của hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, nếu bạn chưa bị tiểu đường, bạn nên kiểm tra đường huyết định kỳ 6 tháng 1 lần. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường (đường huyết lúc đói từ 5,6 – 6,9 mmol/l), bạn nên kiểm tra 2 tháng 1 lần. Tuy nhiên, tần suất này có thể thay đổi, trường hợp bạn có điều kiện kiểm tra tại nhà, bạn có thể đo đường huyết hàng ngày và ghi lại thành nhật ký. Điều này sẽ giúp bạn đánh giá sơ bộ quá trình điều trị của mình có hiệu quả không hoặc phát hiện sớm các bất thường.
Chào bạn,
Thắc mắc của bạn đã được gửi đến chuyên gia tại Hello Bacsi. Chuyên gia sẽ giải đáp câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất nên bạn hãy theo dõi topic này để xem câu trả lời nha.
Trong thời gian chờ chuyên gia tư vấn, mọi người hãy thoải mái thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau nhé.
Chúc cả nhà nhiều sức khoẻ