Em mới có 35 tuổi bị tiểu đường mà sút cân gần 8kg trong 3 tháng. Cho e hỏi nên ăn gì để tăng cân mà đường huyết vẫn ổn định ạ? Trẻ mà bị tiểu đườn
... Xem thêmTiểu đường ăn măng cụt được không?
Măng cụt là trái cây được nhiều người yêu thích. Những người có sức khỏe bình thường có thể thoải mái ăn măng cụt. Nhưng tiểu đường ăn măng cụt được không? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
Măng cụt là trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Trong y học cổ truyền, măng cụt được sử dụng để điều trị một số bệnh. Trái măng cụt hình tròn, cuống to, khi chín có màu tím đậm, ruột chia ra nhiều múi màu trắng mềm. Nó có vị ngọt thanh, chua nhẹ cùng hương thơm đặc trưng. Trong 196 g thịt măng cụt có chứa 143 calo; 35 g carbohydrate; 3,5 g chất xơ, một g chất béo, một g protein…
Măng cụt tuy ngọt nhưng chỉ số đường huyết GI là 25, thuộc nhóm thực phẩm có GI thấp, không làm tăng nhanh đường huyết sau ăn. Người bệnh tiểu đường nên chọn măng cụt tươi, chín đều, vỏ trơn nhẵn, lượng thịt có thể ăn khoảng 100-150 g một ngày. Không nên ăn măng cụt đóng hộp, đông lạnh vì trong các sản phẩm có chứa đường, làm tăng chỉ số GI của thực phẩm, có khả năng gây tăng đường huyết sau ăn. Măng cụt có thể ăn tươi, dùng làm sinh tố hoặc các món salad.
Ngoài mùi vị thơm, ngon, nhiều dinh dưỡng, măng cụt còn có các công dụng như sau:
Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu: Các hợp chất xanthone và chất xơ trong măng cụt có thể giúp cân bằng lượng đường huyết và cải thiện kiểm soát bệnh tiểu đường. Năm 2018, Đại học Sapienza Rome (Mỹ) đã thực hiện nghiên cứu trên nhóm phụ nữ béo phì mắc bệnh tiểu đường dùng 400 mg măng cụt mỗi ngày và kéo dài 26 tuần. Kết quả những người tham gia nghiên cứu giảm đáng kể tình trạng kháng insulin (các tế bào trong cơ thể bị giảm khả năng đáp ứng với tác dụng của hormon insulin).
Giàu chất chống oxy hóa: Măng cụt chứa một nhóm chất chuyển hóa thứ cấp (những hợp chất không trực tiếp tham gia vào quá trình sinh trưởng và phát triển) với đặc tính chống oxy mạnh hóa gồm: alpha, gamma mangostins, isoprenylated xanthones. Những chất chống oxy hóa này có khả năng vô hiệu hóa tác các phân tử có khả năng gây hại được gọi là gốc tự do, liên quan đến các bệnh mạn tính khác nhau.
Chống viêm: Vì chứa nhiều chất chống oxy hóa nên măng cụt có công dụng làm giảm viêm thông qua con đường ức chế giải phóng oxit nitric, prostaglandin E2 và cytokine tiền viêm. Đồng thời, măng cụt cũng chứa nhiều chất xơ, đem lại nhiều lợi ích khác nhau, trong đó có tác dụng giảm viêm.
Ức chế tích tụ chất béo: Alpha glucosidase có trong loại trái cây này có đặc tính hạ glucose (đường) và tăng sản sinh tế bào beta tuyến tụy. Ngoài ra, alpha mangostin là một chất ức chế mạng lipase (một loại enzyme) tuyến tụy, tương tự như thuốc chống béo phì giúp ức chế tổng hợp axit béo, ức chế tích tụ chất béo trong cơ thể.
Tăng khả năng miễn dịch: Vitamin C và chất xơ có trong măng cụt có vai trò quan trọng với hệ thống miễn dịch. Chất xơ hỗ trợ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, một phần thiết yếu để giúp tăng khả năng miễn dịch. Mặt khác, vitamin C cung cấp cho chức năng hoạt động của các tế bào miễn dịch. Các chất khác có trong măng cụt có khả năng kháng khuẩn, có lợi cho hệ miễn dịch bằng cách chống lại các vi khuẩn gây hại.
Duy trì làn da khỏe mạnh: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chính gây lão hóa và ung thư da. Alpha mangostin trong loại trái cây này là chất chống oxy hóa có khả năng giảm nếp nhăn do tác động của tia UVA, UVB và tăng độ đàn hồi cho da. Măng cụt là loại trái cây nhiệt đới chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho người tiểu đường. Tuy nhiên, người bệnh không nên chỉ ăn mỗi măng cụt mà quên các loại rau củ quả khác.
Vậy câu trả lời cho băn khoăn “
Tiểu đường có ăn được măng cụt không?” là ĐƯỢC.
4 bình luận
Mới nhất
Cảm ơn bài chia sẻ của bạn
chắc chỉ nên ăn 1-3 quả/ngày thui ấy nhỉ
thứ gì cũng vậy nên ăn với lượng vừa phải nè
Ngon mà, ăn vừa là được à