Em mới có 35 tuổi bị tiểu đường mà sút cân gần 8kg trong 3 tháng. Cho e hỏi nên ăn gì để tăng cân mà đường huyết vẫn ổn định ạ? Trẻ mà bị tiểu đườn
... Xem thêmNhững loại rau người tiểu đường không nên ăn là gì?
Những loại rau người tiểu đường không nên ăn là gì là nỗi băn khoăn lớn của bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này hãy nhanh tay ghi chép lại bạn nhé!
Để nhận biết đâu là những loại rau người tiểu đường không nên ăn, người bệnh tiểu đường cần chú ý đến 2 thông số, đó là chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường huyết (GL) của thực phẩm. Cụ thể:
1. Chỉ số đường huyết (GI)
- Là một hệ thống đánh giá tốc độ làm gia tăng đường huyết của thực phẩm sau 2 giờ tiêu thụ;
- Hệ thống này lấy tốc độ làm tăng đường huyết của đường glucose nguyên chất làm chuẩn và gán cho chúng mốc giá trị tối đa. Điều này có nghĩa là đường glucose có chỉ số GI là 100;
- GI được chia làm 3 cấp độ: thấp (≤55), trung bình (56-69) và cao (≥70);
- Thực phẩm có GI càng cao nghĩa là tốc độ đường huyết tăng sau khi tiêu thụ diễn ra càng nhanh.
2. Tải lượng đường huyết (GL)
- Là một khái niệm mở rộng từ GI, được tính bằng cách lấy chỉ số GI của thực phẩm nhân cho phần trăm về khối lượng của carbohydrate (chất đường bột) chứa trong chúng. Cụ thể: GL = (GI x lượng carbohydrate (gram) trong một khẩu phần) / 100;
- GL được chia thành 3 cấp độ: thấp (≤10), trung bình (11-19) và cao (≥20);
- Thực phẩm có GL càng cao nghĩa là mức độ gia tăng đường huyết sau khi tiêu thụ chúng càng cao.
3.Những loại rau người tiểu đường không nên ăn là gì?
Việc quản lý nghiêm ngặt GI và GL trong chế độ ăn sẽ giúp người tiểu đường duy trì lượng đường huyết ổn định, là yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tại nhà một cách hiệu quả.
- Khoai tây: Cứ 100g khoai tây chứa 12,4g carbohydrate - Khoai tây mặc dù rất tốt cho sức khỏe nhưng loại thực vật này có vị béo và rất giàu tinh bột. Dù được chế biến ở bất kỳ hình thức nào thì bệnh nhân đái tháo đường cũng không nên lạm dụng thực phẩm này trong khẩu phần ăn hàng ngày để tránh nguy cơ tăng đường huyết đột ngột;
- Khoai lang: Khoai lang có chỉ số đường huyết (GI) cao gần bằng khoai tây, đặc biệt là khoai lang ruột vàng. Chúng chứa 20,1g carbohydrate và 4,18g đường nên có thể làm đường huyết tăng cao sau ăn và khiến việc kiểm soát bệnh tiểu đường trở nên khó khăn hơn.
- Khoai từ, khoai mỡ: Cứ 100g khoai mỡ chứa 27,9g carbohydrate. Chúng cũng có lượng đường huyết (GL - Glycemic Load) cao tới 9,3, đây là những loại củ mọc dưới đất chứa rất nhiều tinh bột, làm tăng lượng đường trong máu nên người bị tiểu đường tốt nhất nên hạn chế tối đa;
- Củ dền: loại củ này chứa rất nhiều nước nhưng song song với đó thì hàm lượng đường của củ dền cũng rất cao;
- Bắp ngô: Cứ 100g ngô nếp (ngô trắng) có tới 19g carbohydrate và chỉ cung cấp có 2,7g chất xơ. Hơn nữa, các loại ngô ngọt còn chứa rất nhiều đường (100g ngô vàng ngọt chứa 6,26g đường). Carbohydrate và đường đều là những chất có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao sau ăn. Nếu bạn bị tiểu đường, tốt nhất bạn không nên ăn ngô. Nếu bạn thực sự rất muốn ăn ngô thì chỉ nên ăn với một lượng nhỏ, đồng thời kết hợp ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ.
- Bí bơ/bí đỏ/bí ngô: Cứ 100g bí ngô chứa 6,5g carbohydrate, 2,76g đường và có chỉ cung cấp 0,5g chất xơ - đây là lý do khiến loại rau này không được ưa chuộng đối với người đang thực hiện chế độ ăn kiểm soát carbohydrate. Mặc dù, bí ngô được biết đến với việc cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng lượng carbohydrate có thể làm đường huyết tăng đột biến sau ăn - rất nguy hiểm đối với bệnh nhân tiểu đường.
- Củ cải: Cứ 100g củ cải đường thì chứa 3,4g carbohydrate và 1,86g đường. Vì vậy, ăn củ cải có thể gây ra tình trạng đường huyết tăng đột ngột sau ăn. Lượng đường trong máu tăng thường xuyên có thể dẫn đến nhiều biến chứng về sức khỏe ở người bệnh tiểu đường. Thay thế củ cải bằng rau bina sẽ giúp người bệnh kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Cách ăn rau không tốt cho người bệnh tiểu đường
Đối với người bệnh tiểu đường, việc chọn cách ăn rau là rất quan trọng để rau phát huy được những lợi ích sức khỏe vốn có. Dưới đây là một số cách ăn rau không tốt cho người bệnh mà bạn cần chú ý:
- Ăn rau cùng nước sốt nhiều calo: Tiêu thụ nước sốt giàu calo, đặc biệt là những loại sốt công nghiệp (sốt mayonnaise, sốt kem, sốt mè,…) rất dễ làm tăng lượng đường trong máu, có thể dẫn đến thừa cân – béo phì và thúc đẩy biến chứng tim mạch tiến triển.
- Ăn rau xào nấu nhiều với mỡ động vật hoặc dầu ăn công nghiệp: Mỡ động vật giàu chất béo bão hòa, trong khi dầu ăn công nghiệp giàu chất béo trung tính triglycerides. Cả hai đều làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và gây khó khăn trong việc quản lý bệnh tiểu đường.
- Ăn rau đóng hộp có nhiều muối hoặc rau tươi chế biến với nhiều muối: Rau đóng hộp thường chứa lượng muối cao, tồn tại dưới dạng chất điều vị và chất bảo quản. Muối không trực tiếp ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nhưng có thể làm tăng huyết áp, điều không tốt cho sức khỏe tim mạch, đặc biệt là đối với người bệnh tiểu đường.
Do đó, người bệnh tiểu đường nên chú trọng vào việc chọn các loại rau tươi; đồng thời, áp dụng các cách chế biến ít chất béo, ít muối, không thêm đường để hỗ trợ quản lý đường huyết tốt hơn.
Tóm lại, trong việc quản lý bệnh tiểu đường, việc lựa chọn thực phẩm, đặc biệt là các loại rau, đóng một vai trò quan trọng. Như đã chia sẻ bên trên, có những loại rau người tiểu đường không nên ăn, và cũng có những loại rau hữu ích mà người bệnh nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Việc lưu ý đến những loại rau này không chỉ giúp kiểm soát lượng đường trong máu một cách hiệu quả hơn mà còn góp phần vào một lối sống lành mạnh, giúp phòng tránh các biến chứng.
❓ Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!
7 bình luận
Mới nhất
các loại củ nhiều tinh bột nên hạn chế ăn
cảm ơn bạn đã chia sẻ, kiến thức hữu ích
người bệnh tiểu đường nên chú trọng vào việc chọn các loại rau tươi
Các loại rau như cải bó xôi, bông cải xanh, súp lơ, mướp, và bí đao tốt hơn á
người bệnh tiểu đường cần phải chú ý rất nhiều khi chọn thực phẩm
Xét nghiệm kiểm soát bệnh tiểu đường tại nhà Hà Nội hãy liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa xét nghiệm Hematolab - Hematolab.com
các loại rau củ giàu tinh bột người bị tiểu đường nên hạn chế