🔥 Bài đăng hot nhất

Người tiểu đường ăn hoa quả gì?

Có rất nhiều người cho rằng ăn trái cây sẽ làm bệnh tiểu đường nặng hơn, nhưng đây là một quan điểm sai lầm. Trên thực tế thì có một số loại trái cây tốt cho sức khỏe mà bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể ăn được. Dưới đây là bài viết giúp bạn biết được người tiểu đường ăn hoa quả gì tốt?

Người tiểu đường ăn hoa quả gì?

Nhu cầu chất xơ người bị bệnh tiểu đường là 30 – 40g/ngày. Chất xơ này giúp người bệnh phòng ngừa táo bón, giảm tăng đường huyết và cholesterol sau bữa ăn.

Người bệnh tiểu đường nên ăn những thức ăn có nhiều chất xơ, nhất là chất xơ hòa tan có trong rau và trái cây. Dưới đây là một số trái cây có chứa nhiều chất xơ hòa tan và chỉ số đường huyết thấp (GI) phù hợp với người tiểu đường:

Bưởi

Bưởi là một trong những loại trái cây phù hợp cho người bệnh tiểu đường vì chỉ số GI của 1/2 quả bưởi chỉ có 25 nên khi ăn bưởi thì lượng đường huyết tăng rất ít. Hơn nữa, bưởi còn chứa nhiều vitamin C và đặc biệt là vị đắng tự nhiên từ chất naringenin giúp tăng hiệu quả của insulin trong quá trình làm giảm đường máu.

Dâu tây

Trong quả dâu tây (chỉ số GI: 40 trong 20 quả) ít gây tăng đường huyết và chứa rất nhiều chất anthocyanin là một chất chống oxy hóa, có tác dụng giúp giảm nguy cơ biến chứng về tim mạch của bệnh tiểu đường.

Lưu ý: bạn không nên ăn quá 20 quả dâu tây trong một ngày.

Cam

Quả cam (có chỉ số GI: 42) là một loại hoa quả rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường để bổ sung vào trong chế độ ăn hàng ngày. Cam rất giàu vitamin C và hàm lượng chất xơ cao, có tác dụng hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện tiêu hoá cho người bệnh tiểu đường cực kỳ hiệu quả.

Lưu ý: nếu uống nước cam ép, thì bạn chỉ nên uống 1/2 ly là đủ.

Ổi

Quả ổi là loại trái cây tuyệt vời cho người bị tiểu đường vì chỉ số GI thấp và có tác dụng hạ đường huyết trong máu và giảm kháng insulin cực kỳ tốt.

Khi lượng đường trong máu cao thì máu có khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy cho tế bào kém. Kết hợp với sự suy giảm miễn dịch làm cho người bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng nặng.

Do đó, ổi rất thích hợp với người bị tiểu đường vì trong ổi chứa rất nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng để phòng tránh các bệnh nhiễm trùng. Đặc biệt, ngoài quả ổi thì trà lá ổi cũng có khả năng giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt nếu sử dụng trước bữa ăn.

Anh đào

Quả anh đào hay quả cherry có chỉ số GI thấp hơn nhiều so với các loại hoa quả khác. Ngoài khả năng hạ đường huyết, cherry còn giúp người bệnh hạ huyết áp và giảm cân nhờ các chất chống oxy hóa và lượng calo thấp.

Lưu ý: bạn chỉ nên ăn khoảng 12 quả cherry mỗi ngày vì nếu ăn nhiều hơn thì vẫn có thể gây tăng đường huyết.

Quả khế

Quả khế chứa rất ít đường và nhiều chất xơ vì vậy mà người bệnh tiểu đường không cần lo lắng về vấn đề tăng đường huyết khi ăn khế. Khế vừa là lựa chọn an toàn vừa giúp người bệnh bổ sung thêm kali, vitamin C, vitamin A,... để ngăn ngừa các bệnh tim mạch, hỗ trợ miễn dịch và tốt cho thị lực.

Táo

Các loại táo, đặc biệt là táo xanh có lượng đường tương đối thấp nên ít gây tăng đường huyết. Ngoài ra, trong táo còn chứa nhiều chất xơ, vitamin C giúp chống táo bón và ngăn ngừa lão hóa. Bạn nên ăn một quả táo cỡ vừa (chỉ số GI: 38) mỗi ngày và ăn luôn cả vỏ táo.

Kiwi

Một trái kiwi với có chỉ số GI là 53 nên không gây tăng đường huyết đáng kể. Ngoài ra, kiwi còn là nguồn cung cấp khoáng kali, vitamin C và chất xơ cho cơ thể.

Lưu ý: không nên ăn nhiều kiwi vì có tác dụng lợi tiểu điều này sẽ khiến người bị tiểu đường đi tiểu nhiều hơn.

Quả mọng

Các loại quả mọng như việt quất, mâm xôi chứa nhiều chất chống oxy hóa, trong đó có chất anthocyanin. Đặc biệt, quả mọng giúp giảm lượng đường trong máu, tăng cường hiệu quả của insulin đồng thời giúp kiểm soát cân nặng rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Quả lê (chỉ số GI: 37) chứa đến 87% là nước và nhiều vitamin, chất xơ giúp kiểm soát đường huyết, đặc biệt là lê có vỏ màu đỏ. Hoạt chất anthocyanin có trong quả lê được coi là chất giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường typ 2.

Lưu ý: người bị tiểu đường không nên ăn quá 70g quả lê mỗi ngày.

Mận

Trung bình mỗi quả mận có GI là 19 nên rất an toàn cho người bị tiểu đường. Hơn nữa, mận còn rất ít calo và nhiều chất xơ giúp giảm hấp thu chất béo và đường từ trong thức ăn vào cơ thể. Từ đó, mận hỗ trợ hiệu quả cho đường tiêu hóa và quá trình giảm cân cho người bị béo phì.

Việc kiêng không ăn bơ với người bệnh tiểu đường là một sai lầm, vì bơ là một trong những trái cây có chỉ số GI thấp nhất (chỉ số GI của bơ là 15). Bơ rất an toàn với người bệnh tiểu đường bởi loại trái cây này còn giúp giảm lượng mỡ xấu trong máu từ đó giảm nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Quả đào

Một quả đào vừa có chỉ số GI là 42, là loại trái cây phù hợp cho người tiểu đường. Ngoài ra, quả đào có chứa hàm lượng vitamin A cao, rất tốt cho thị lực và sáng da tự nhiên. Khi chọn đào, bạn nên lựa chọn những quả chín cỡ vừa và không nên chín quá mức để tránh trường hợp lượng đường trong quả đào cao.

Quả Trâm

Tuy không được biết đến quá rộng rãi nhưng quả trâm có tác dụng rất tốt cho người bị tăng đường huyết. Chỉ số GI và lượng calo thấp nên quả trâm giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Ngoài ra, quả trâm còn làm tăng sản xuất lượng huyết sắc tố trong máu giúp máu vận chuyển oxy đến các tế bào tốt hơn.

Dứa

Dù có chỉ số đường huyết khá cao nhưng người tiểu đường vẫn có thể ăn dứa được vì dứa cung cấp nhiều chất xơ và vitamin C, hai chất rất tốt cho người tiểu đường. Người bị tiểu đường có thể ăn dứa lượng dứa vừa phải bằng cách kết với với các nguyên liệu khác để tạo thành món ăn bổ dưỡng như salad dứa, dứa xào...

Lưu ý: người bị tiểu đường không nên ăn quá 100g dứa mỗi ngày và nên chọn quả dứa không chín quá.

Lựu

Quả lựu có nhiều tác dụng có lợi đối với bệnh nhân đái tháo đường. Lựu giúp kiểm soát đường huyết nhờ các chất như: chất xơ hòa tan, anthocyanin, punicalagin,...

Ngoài ra lựu còn làm giảm lượng mỡ xấu, tăng lượng mỡ nhằm phòng tránh các nguy cơ tạo các mảng xơ vữa gây tắc mạch máu.

Đu đủ

Với chỉ số đường huyết là 60, đu đủ vẫn là loại trái cây an toàn cho người bệnh đái tháo đường để kiểm soát đường huyết và ngăn chặn các biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường.

Đặc biệt, đu đủ cung cấp rất nhiều vitamin A để giúp cải thiện thị lực. Lưu ý rằng không nên ăn đu đủ vào lúc đói vì có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày của bạn.

Dưa leo

Đường huyết có thể được kiểm soát nếu bạn ăn dưa leo thường xuyên. Chỉ số GI thấp, dưa leo không những không làm tăng đường huyết mà còn giúp tăng độ nhạy cảm của insulin nên hạ được đường huyết. Đồng thời, dưa leo còn làm giảm mỡ máu và chống lão hóa.

Dưa hấu

Dưa hấu là loại trái cây rất tuyệt để giải nhiệt mùa hè và được nhiều người ưa thích. Tin tốt là người bệnh tiểu đường không cần phải kiêng loại trái cây mát ngọt này vì lượng đường trong dưa hấu không quá cao.

Lưu ý: bạn không nên ăn quá nhiều mà chỉ nên ăn khoảng 2 miếng dưa hấu mỗi ngày.

Thanh long

Thanh long cũng có chỉ số GI thấp, chỉ khoảng 48 - 52. Hơn nữa, thanh long có khả năng tái tạo tế bào beta đảo tụy, tăng sản xuất và giảm đề kháng insulin, cho nên rất phù hợp để kiểm soát đường huyết.

Lưu ý, bệnh nhân tiểu đường không nên ăn quá 100g thanh long mỗi ngày, nếu ăn kèm với trái cây khác thì không nên ăn nhiều hơn 50g.

Những loại trái cây trên đã liệt kê gần như đầy đủ danh sách gợi ý cho câu hỏi người tiểu đường ăn hoa quả gì. Nhìn chung, tiểu đường ăn quả gì là tốt còn tùy thuộc vào số lượng tiêu thụ vừa phải và dưới sự giám sát của các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Người tiểu đường ăn hoa quả gì?Người tiểu đường ăn hoa quả gì?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
1
1

1 bình luận

hiểu đc chỉ số đường huyết của từng hoa quả thì ăn đc mà

3 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!