🔥 Bài đăng hot nhất

Người tiểu đường ăn bao nhiêu gạo lứt một ngày?

Gạo lứt ngày càng được nhiều bệnh nhân đái tháo đường và những người ăn kiêng lựa chọn. Vậy cách ăn gạo lứt như thế nào là phù hợp nhất đối với người bệnh đái tháo đường? Người tiểu đường ăn bao nhiêu gạo lứt một ngày? Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Lợi ích của gạo lứt cho người tiểu đường

Gạo lứt là một trong những loại thực phẩm cung cấp chất xơ dồi dào. Ở những người bị béo phì, thừa cân hay mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, tiêu thụ gạo lứt giúp làm giảm lượng đường trong máu. Đặc biệt, đối với bệnh nhân tiểu đường, để ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự tiến triển của bệnh, kiểm soát đường máu là rất quan trọng

So với gạo trắng, chế độ gạo lứt ăn kiêng trên bệnh nhân tiểu đường làm giảm cả lượng đường trong máu và hermoglobin A1c. Đặc biệt, nếu sử dụng gạo lứt thường xuyên và trong thời gian dài (khoảng 10 bữa ăn gạo lứt/tuần và dùng trong tối thiểu 8 tuần) giúp cải thiện đường máu cũng như chức năng nội mô. Đây là những chỉ số quan trọng đo lường sức khỏe tim mạch.

Ngoài ra, chế độ gạo lứt ăn kiêng cũng hỗ trợ giảm cân rất tốt ở những người mắc bệnh tiểu đường, từ đó giúp cải thiện việc kiểm soát đường máu. Ở những phụ nữ bị béo phì hoặc thừa cân, việc tiêu thụ khoảng 3/4 cốc gạo lứt mỗi ngày (tương đương 150 gram) sẽ giúp giảm các chỉ số về cân nặng nói chung và vòng eo nói riêng, một cách đáng kể so với gạo trắng.

Giảm cân rất quan trọng đối với người bị tiểu đường tuýp 2, vì nó làm giảm khả năng thuyên giảm bệnh rất cao.

Gạo lứt có chỉ số đường huyết là bao nhiêu?

Muốn hiểu rõ lợi ích của gạo lứt cho người tiểu đường như thế nào cần phải biết chỉ số đường huyết (GI) của gạo lứt. Để đo lường mức độ thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu của một loại thực phẩm, chúng ta sử dụng chỉ số đường huyết.

Theo đó, khi tiêu thụ các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao thì lượng đường trong máu sẽ tăng lên và cao hơn so với khi sử dụng những thực phẩm có chỉ số đường huyết ở mức trung bình và thấp. Vì vậy, tiêu thụ các thực phẩm có chỉ số GI thấp và trung bình được xem là phương pháp kiểm soát đường máu.

Nằm ở mức trung bình, gạo lứt đã được nấu chín có chỉ số GI là 68. Để hiểu rõ hơn lợi ích của gạo lứt cho người tiểu đường cần xem xét các loại thực phẩm khác với chỉ số GI của chúng như sau:

  • Thực phẩm có GI cao (>70) gồm: Bánh mì trắng, ngô mảnh, bột yến mạch ăn liền, gạo trắng, bánh quy giòn, khoai tây, dưa hấu.
  • Thực phẩm có GI trung bình (56–69): Viên bột lúa mì đã được hấp chín, bột yến mạch lạnh, dứa, khoai lang, bỏng ngô.
  • Thực phẩm có GI thấp (<55): Táo, cà rốt, chà là, đậu lăng, rau không chứa tinh bột, lúa mạch, bột yến mạch cán.

Gạo trắng là một trong những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (73). Khác với gạo lứt, chất xơ trong gạo trắng ít hơn, vì vậy chúng dễ được tiêu hóa hơn và dẫn đến lượng đường trong máu tăng nhanh hơn. Ở những bệnh nhân tiểu đường, việc hạn chế tiêu thụ những thực phẩm có chỉ số GI cao là được khuyến khích và cần thiết.

Một chế gạo lứt ăn kiêng cùng với các thực phẩm có GI thấp, nhưng vẫn đảm bảo protein và chất béo lành mạnh là rất quan trọng đối với người tiểu đường.

Người tiểu đường ăn bao nhiêu gạo lứt một ngày? Khẩu phần và chất lượng khẩu phần ăn gạo lứt cho người tiểu đường

Để kiểm soát đường máu trên bệnh nhân tiểu đường, người bệnh cần chú ý đến tổng lượng carb tiêu thụ, nhất là khi sử dụng gạo lứt thay vì gạo trắng.

Hiện tại, lượng carbs khuyến nghị cho bệnh nhân tiểu đường để kiểm soát đường máu là chưa có. Dựa vào mục tiêu cần đạt được về chỉ số đường máu là bao nhiêu và phản ứng của cơ thể người bệnh với carbs như thế nào, từ đó, chúng ta sẽ có lượng gạo lứt cần được tiêu thụ giới hạn trong bữa ăn.

Ví dụ, một chế độ gạo lứt ăn kiêng cần kiểm soát với khẩu phần mục tiêu là 30 gam carbs mỗi bữa thì lượng gạo lứt giới hạn là khoảng 1/2 chén (tương đương 100 gam) chứa 26 carbs. 4 gam carb còn lại của bữa ăn có thể được lấy từ những thực phẩm chứa carb thấp như rau hoặc ức gà.

Bên cạnh khẩu phần, người bệnh cần chú ý đến chất lượng của bữa ăn để có chế độ ăn cân bằng khi sử dụng gạo lứt, nên kết hợp với những thực phẩm bổ dưỡng khác protein từ thịt nạc, các chất béo lành mạnh đến từ thực vật, các loại thực phẩm ít carb như rau và trái cây.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý gạo lứt ăn kiêng kết hợp với những thực phẩm nguyên chất, hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn, để đảm bảo cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đồng thời giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định.

Thực tế đã cho thấy những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có chế độ ăn uống chất lượng hơn có khả năng kiểm soát chỉ số đường máu tốt hơn so với người bệnh có chế độ ăn kém chất lượng.

Dưới đây là một số công thức nấu gạo lứt cho người tiểu đường thân thiện và chất lượng:

  • Cơm gạo lứt và đậu pinto với gà và pico de gallo (một món ăn của người Mexico)
  • Cơm gạo lứt với đậu phụ xào
  • Cơm gạo lứt với gà tây và cải xoăn nướng
  • Gỏi cuốn
  • Cá hồi với gạo lứt và rau
  • Trứng với đậu pinto, gạo lứt và xúc xích gà
  • Bánh gạo lứt

Một chế độ gạo lứt ăn kiêng kèm với các thực phẩm khác là hoàn toàn an toàn với người bị tiểu đường vì gạo lứt là thực phẩm chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất giúp cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Người tiểu đường ăn bao nhiêu gạo lứt một ngày? Hi vọng những chia sẻ trên hữu ích với bạn.

2
15k
2 Bình luận

2 bình luận

gạo lứt rất tốt cho người tiểu đường

1 tháng trước
Thích
Trả lời

Vậy thì mn thay gạo trắng bằng gạo lứt ăn cho tốt

1 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!