Người bị tiểu đường có ăn được mắm tôm không?
Trong cuộc sống hiện đại, chế độ dinh dưỡng l
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
Tiểu đường thai kỳ! Cái tên có lẽ đã khiến mẹ bầu nào cũng phải lo lắng và luôn né tránh nhưng lại có thể xảy ra bất cứ lúc nào.🙌 Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra những biến chứng cho mẹ và bé. Mẹ đã chuẩn bị phòng tránh như thế nào rồi ạ?
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Vì sao mẹ lại bị tiểu đường thai kỳ?
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý gây ra bởi sự rối loạn lượng đường trong máu trong thời kỳ mang thai. Đây là vấn đề thường gặp ở rất nhiều mẹ bầu chỉ xuất hiện trong thời gian mang thai và biến mất sau khi mẹ sinh.😫
Cơ thể mẹ trong thời gian mang thai đòi hỏi nhiều năng lượng hơn nên cần lượng đường nhiều hơn. Cơ thể thường sẽ tự điều tiết sản xuất thêm lượng insulin để chuyển hóa lượng glucose tăng cao và chuyển thành năng lượng cho các bộ phận trên cơ thể. Tuy nhiên, nếu cơ thể mẹ không chuyển hóa tốt insulin, lượng insulin giảm, hoặc mẹ bị rối loạn nội tiết tố, lượng đường đi trực tiếp vào máu tăng cao và gây ra tiểu đường thai kỳ.😟
Biểu hiện của tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là một “sát thủ” thầm lặng. Thường mẹ khó có thể nhận ra cho đến khi mẹ được bác sĩ chẩn đoán. Một số biểu hiện của bệnh mà mẹ có thể gặp như là cảm thấy khát nước và thường xuyên dậy ban đêm uống nước, đi tiểu nhiều lần trong ngày và lượng nước tiểu cũng nhiều hơn so với thai phụ khác.✅
Nếu mẹ bị trầy xước, thường vết thương sẽ lâu lành hơn. Mẹ dễ bị nhiễm nấm ở vùng kín, dùng thuốc trị nấm thông thường không có kết quả. Mẹ dễ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, thậm chí dễ sụt cân.😥
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ diễn ra như thế nào?
Ai cần kiểm tra tiểu đường thai kỳ?
Nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ thường cao hơn đối với những mẹ mang thai đã ngoài 30 tuổi, có tiền sử mắc bệnh tiểu đường trong gia đình hoặc bị thừa cân trước và trong khi mang thai.💉 Nếu mẹ từng có em bé trên 4.1kg hoặc cũng đã có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước, mẹ cũng cần được kiểm tra. Mẹ nên đi khám ngay khi thai được 24-28 tuần nhé!
Xét nghiệm 1 bước
Đối với mẹ chưa được chẩn đoán tiểu đường trước đây, bác sĩ sẽ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống bằng cách uống 75g glucose và lấy máu ở tĩnh mạch vào các mốc thời điểm cách nhau 1 tiếng để đo lượng glucose trong máu.🩸
Thường xét nghiệm được tiến hành vào buổi sáng khi mẹ nhịn đói qua 1 đêm trong tối thiểu 8 giờ. Nếu 1 trong 3 chỉ số đường huyết khi đói của mẹ ≥ 92mg/dL, mốc 1 giờ ≥ 180mg/dL, mốc 2 giờ ≥ 153mg/dL bất thường, mẹ sẽ được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.👩⚕️
Xét nghiệm 2 bước
Đầu tiên, mẹ sẽ được uống 50g glucose và đợi 1 tiếng sau tiến hành lấy máu ở tĩnh mạch và đo lượng đường. Mẹ không cần nhịn đói cho xét nghiệm này. Nếu lượng glucose huyết tương đo được vượt ngưỡng 140mg/dL, mẹ sẽ phải tiếp tục thực hiện dung nạp 100g glucose.💪
Ở bước hai, mẹ uống 100g glucose khi đang ở tình trạng đói và đo lượng đường ở các mốc thời điểm cách nhau 1 tiếng để xác định khả năng chuyển hóa đường của cơ thể. Nếu 1 trong 3 chỉ số đường huyết khi đói ≥ 95mg/dL, đường huyết sau 1 giờ > 180mg/dL, đường huyết sau 2 giờ > 155mg/dL, đường huyết sau 3 giờ > 140mg/dL.💦
Xét nghiệm 1 bước
Xét nghiệm 2 bước
Bụng đói
92mg/dL
95mg/dL
1 giờ
180mg/dL
180mg/dL
2 giờ
153mg/dL
155mg/dL
3 giờ
140mg/dL
Mẹ phòng ngừa tiểu đường thai kỳ như thế nào?
Duy trì cân nặng lý tưởng
Mẹ ơi, để có một em bé khỏe mạnh, mẹ nhất định phải để ý tới cân nặng và duy trì mức cân bình thường.🤩 Mẹ thừa cân không phải là nguyên nhân chính gây ra tiểu đường thai kỳ nhưng là yếu tố tiềm ẩn. Nếu mẹ thừa cân, việc giảm cân cũng nên thực hiện trước thời gian mang thai vì giảm cân trong khi mang thai ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe cả mẹ và thai nhi đó ạ!
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Một cơ thể mẹ khỏe mạnh cần phải có một chế độ dinh dưỡng cân bằng rồi. Mẹ hãy cố gắng cân bằng lượng đường bột và các nhóm chất còn lại để chỉ số đường huyết không tăng quá cao sau khi ăn.🥗 Mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn nhiều chất xơ và sử dụng chất béo có lợi cho bữa ăn của mình.
Hây-da! Mẹ tập thể dục
Vận động là chìa khóa ngăn chặn tiểu đường thai kỳ hiệu quả.🧘 Mỗi ngày tầm 30 phút, mẹ có thể chia nhỏ ra 10 phút mỗi lần để tập luyện nhẹ nhàng hơn tùy vào sức khỏe của mẹ. Mẹ hãy trao đổi với bác sĩ cụ thể để thiết lập một chế độ vận động phù hợp nhất đối với sức khỏe của mình nhé.😀
1 bình luận
Mới nhất
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
Dành riêng cho thành viên cộng đồng: Bạn có thắc mắc muốn hỏi bác sĩ? Tạo câu hỏi miễn phí ngay TẠI ĐÂY (Bạn nhớ đăng nhập trước nhé)