🔥 Bài đăng hot nhất

Lưu ý trong việc lập kế hoạch chăm sóc trẻ bị tiểu đường

Đa số mọi người cho rằng chỉ có những người cao tuổi mới mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, những người trẻ tuổi cũng có thể mắc căn bệnh này, kể cả trẻ em. Vì vậy người lớn chúng ta cần phải tìm hiểu để chủ động phòng tránh cũng như cách chăm sóc trẻ nhỏ khi chúng bị mắc bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường ở trẻ em đa số các trường hợp mắc bệnh là tiểu đường type 1 do tuyến tụy không thể sản xuất ra chất insulin - hormone đưa glucose trong máu vào các tế bào để tạo ra năng lượng cho mọi hoạt động. Điều này làm cho lượng đường trong máu tăng lên nhưng tế bào lại đói đường.

Hiện tại, không có cách chữa khỏi bệnh tiểu đường type 1. Vì vậy, cần phải điều trị liên tục nhằm ổn định đường huyết trong suốt phần đời còn lại. Mục tiêu là giúp trẻ có thể tăng trưởng và phát triển bình thường về cả mặt thể chất lẫn tinh thần, đồng thời ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe ngắn hạn và dài hạn khác như tăng huyết áp, cholesterol cao, bệnh thận, biến chứng loét bàn chân…

Việc lập kế hoạch chăm sóc trẻ bị tiểu đường dựa trên nhu cầu của từng bệnh nhân và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nhìn chung, việc chăm sóc trẻ tiểu đường type 1 cần chú ý những điều cơ bản sau đây:

1. Hỗ trợ bệnh nhân dùng insulin
Hầu hết trẻ em mắc tiểu đường type 1 cần tiêm insulin 2 hoặc nhiều lần mỗi ngày để kiểm soát lượng đường trong máu. Thông thường, cần kết hợp hai loại insulin khác nhau để ổn định mức đường huyết cả sau khi ăn và giữa các bữa ăn.
Insulin thường được tiêm vào lớp mỡ dưới da bụng, hông, mông, cánh tay hoặc đùi. Bác sĩ điều trị sẽ hướng dẫn người chăm sóc thời điểm và cách tiêm insulin, cũng như các vị trí tiêm tốt nhất dựa trên cân nặng, độ tuổi và mức độ hoạt động của bệnh nhân.

2. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh tiểu đường
Các chuyên gia dinh dưỡng là nhân vật không thể thiếu trong quá trình điều trị. Nhưng quan trọng hơn, cha mẹ phải giúp con mình thực hiện được chế độ ăn dinh dưỡng cân bằng tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là nhiều chất xơ và carbohydrates, hạn chế ăn bánh kẹo ngọt.
Giúp con bạn có những hiểu biết về phản ứng của cơ thể trong việc ăn uống, tiếp nhận insulin và ăn đồ ngọt điều độ ở mức có thể – được kèm thèo bởi liều lượng insulin phải tiêm.

3. Kiểm tra mức đường huyết thường xuyên
Bác sĩ điều trị sẽ hướng dẫn cho người chăm sóc cách sử dụng máy đo đường huyết. Bệnh nhân tiểu đường sẽ cần được kiểm tra lượng đường trong máu ít nhất 3-4 lần mỗi ngày hoặc nhiều hơn. Bao gồm các thời điểm như mới thức dậy vào buổi sáng, trước/sau bữa ăn hay trước/sau khi tập thể dục. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết khi nào và bao lâu thì nên kiểm tra đường huyết cho họ.
Trước bữa ăn, lượng đường trong máu bình thường phải từ 90 đến 130mg/dL, 1 – 2 giờ sau ăn phải dưới 180mg/dL và trước khi đi ngủ là từ 90 – 150mg/dL.
Nếu lượng đường trong máu quá thấp và xuống dưới 70 mg/dL, hãy cho bệnh nhân uống nửa cốc nước trái cây, một thìa trái cây khô, viên kẹo ngọt hay 3 – 4 viên glucose. Chúng sẽ làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng, ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết. Sau đó 15 phút cần kiểm tra lại một lần nữa. Nếu mức đường huyết đã tăng lên đến 100mg/dL.

4. Khuyến khích tăng cường hoạt động thể chất
Ngoài ra, trẻ còn phải vận động thân thể hàng ngày. Đây là điều cực kỳ quan trọng. Việc này giúp giảm lượng đường trong máu khi đó có thể sẽ giảm liều tiêm insulin cho trẻ để tránh tác dụng phụ về lâu dài.
Đừng quên kiểm tra lượng đường trong máu của trẻ trước và sau khi tập thể dục. Không nên tập thể dục nếu lượng đường trong máu đang tăng quá cao. Nếu lượng đường trong máu xuống dưới 100mg/dL, hãy cho trẻ ăn nhẹ trước khi tập thể dục. Khuyến khích trẻ uống nhiều nước hoặc chất lỏng không chứa đường trước, trong và sau khi tập thể dục.
Lưu ý trong việc lập kế hoạch chăm sóc trẻ bị tiểu đườngLưu ý trong việc lập kế hoạch chăm sóc trẻ bị tiểu đường
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
1
21
4

4 bình luận

Nguy hiểm thật các mẹ ạ. Bệnh tiểu đường không tránh ai cả, kể cả trẻ em. Có con nhỏ giờ phải lo đủ thứ bệnh
3 năm trước
Thích
Trả lời
Mình là người lớn bị tiểu đường phải cẩn thận nhiều lắm. Nhà nào có con nhỏ mắc bệnh này phải lưu ý bổ sung kiến thức cho trẻ để con hiểu rõ về sức khỏe của mình 
3 năm trước
Thích
Trả lời
@namvu4505thông tin bổ ích

3 năm trước
Thích
Trả lời
Trẻ con mắc bệnh tiểu đường có thể liên quan đến gen và môi trường sống nữa 
3 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!