Em mới bị tiểu đường Type 2 vài năm, Chỉ số đường huyết luôn loanh quanh 8 chấm, 9 chấm thì có cao không ạ? em có nên tiêm insulin sớm không ạ? Em
... Xem thêmkiến thức cơ bản về Insulin
Hôm nay mình sẽ chia sẻ một vài kiến thức cơ bản về Insulin . Một hocmon rất quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường.
1/ Insulin là gì ?
Insulin trong cơ thể người là một hocmon do tuyến tụy tiết ra, có nhiệm vụ kiểm soát đường máu. Đây là hocmon duy nhất có tác dụng làm hạ đường máu.
Insulin là chất gây hạ đường máu nhiều nhất và không có giới hạn liều tiêm insulin!
2/ Vai trò của Insulin
Sau khi chúng ta ăn một bữa cơm thì một lượng tinh bột khá lớn sẽ đi vào cơ thể, khi đó chúng sẽ làm tăng sự kích thích đến tế bào beta ở đảo tụy để có thể tiết ra Insulin. Sau đó, Insulin sẽ tác động vào các quá trình giữ và dự trữ glucose trong cơ thể và đặc biệt là gan và mô mỡ.
Khi nồng độ glucose trong máu của bạn cao thì glucose sẽ được dự trữ dưới dạng glycogen và được dự trữ trong gan và khi bạn đói, lượng glucose trong máu giảm, glycogen sẽ được biến đổi trở lại thành glucose để tiếp tục đi vào máu, đảm bảo lượng đường trong máu.
Vai trò của Insulin:
+ Insulin gây ức chế enzyme phosphorylase, khiến cho quá trình biến đổi glycogen thành glucose trở nên chậm;
+ Insulin tăng cường hấp thu glucose;
+ Insulin làm tăng cường hoạt tính của enzyme để tổng hợp glycogen.
Insulin ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu. Bệnh đái tháo đường có nguyên nhân từ việc lượng đường trong máu tăng cao. Insulin chính là hormone làm ức chế sự chuyển hóa glycogen thành glucose và đi vào máu, nếu như thiếu hụt Insulin thì glycogen sẽ không ngừng chuyển hóa và đưa một lượng thừa thãi glucose vào máu gây ra đái tháo đường.
3/ Bệnh nhân tiểu đường có thiếu hụt insulin ?
_ Đái tháo đường typ1 : thiếu hụt hoàn toàn insulin ( do sự mất chức năng của tế bào beta ở tuyến tụy
_ Đái tháo đường typ2 : nhiều nghiên cứu trên bệnh nhân tiểu đường typ2 cho thấy có sự suy giảm chức năng tế bào beta tuyến tụy theo thời gian ( 5, 10 năm... )
4/ Trường hợp nào cần sử dụng Insulin :
- Bệnh nhân đái tháo đường typ1 : chỉ được dùng insulin
- Bệnh nhân đái tháo đường typ2:
+ thất bại với điều trị thuốc uống ; không đạt được mục tiêu kiểm soát đường huyết. ( từ mức A1C > 9% đã có khuyến cáo bắt đầu sử dụng insulin )
+ không dung nạp với thuốc uống : tác dụng phụ, suy giảm chức năng gan, thận....
- Bệnh nhân đái tháo đường thai kì không thể kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn uống
- Trong một số trường hợp cấp tính phải nhập viện : phẫu thuật, nhiễm trùng, có triệu chứng tăng đường huyết cấp.
4/ Các loại Insulin trong điều trị tiểu đường :
Có 4 loại Insulin chính trong điều trị tiểu đường:
• Insulin tác dụng nhanh và ngắn : Actrapid, apidra, humalog... Loại insulin này thường đạt đỉnh tác dụng sau 1 tiếng và kéo dài 4-8h
• Insulin tác dụng trung bình : NPH . Loại thuốc này sau khi được tiêm dưới da sẽ bắt đầu có tác dụng sau 2 – 4 giờ, đạt đỉnh tác dụng sau 6 – 7 giờ và có thời gian kéo dài khoảng 10 – 20 giờ
• Insulin tác dụng kéo dài : Glagrine ( Lantus ); Detemir ( Levemir).... Thời gian tác dụng 18-24h, có loại tác dụng 36-48h. Tiêm 1 lần/ ngày
• Insulin hỗn hợp ( trộn ) : Mixtard 30/70; Novomix 30/70.... ( phối hợp giữa 1 loại insulin tác dụng nhanh hoặc ngắn với 1 insulin tác dụng trung bình hoặc dài )
5/ Tác dụng phụ của Insulin ?
- Hạ đường huyết : đây là tác dụng phụ hay gặp nhất và có thể gây nguy hiểm nếu không nhận biết và xử trý đúng cách.
+ Nguyên nhân gây hạ đường huyết khi dùng insulin : tiêm sai liều; tiêm insulin nhưng không ăn hoặc ăn quá ít; dùng sai loại insulin....
- Dị ứng : nổi ban đỏ, mẩn đỏ ngứa...
- Loạn dưỡng mô mỡ : xảy ra ở vị trí tiêm
- Tăng cân.
6/ Dùng insulin có an toàn không ?
- Sử dụng insulin theo đúng chỉ định của bác sĩ là an toàn. Đặc biệt với những bệnh nhân có suy giảm chức năng gan, thận nặng thì insulin là lựa chọn hợp lý và an toàn.
>>> hiện tại mình thấy có một số cá nhân quy chụp dùng insulin sẽ gây phá hủy gan, tụy, thận . Đây là nhận định hết sức phản khoa học.
7/ Dùng insulin như thế nào ?
- Tùy thuộc vào từng đối tượng bệnh nhân, mức đường huyết, nhận thức, lối sống, độ tuổi, điều kiện kinh tế.... thì Bác sĩ chuyên khoa sẽ lựa chọn phác đồ tiêm insulin, loại insulin , liều lượng tiêm.
- Bệnh nhân nên tuân thủ phác đồ của bác sĩ; tiêm đúng giờ, đúng loại, đúng số lần, và tuyệt đối không được nhịn ăn sau tiêm insulin.
8/ khi dùng Insulin có cần theo dõi đường huyết tại nhà ?
- Bệnh nhân được điều trị với insulin rất cần thiết theo dõi đường huyết tại nhà ( đường trước ăn, sau ăn, trước khi đi ngủ ) ; ghi lại vào sổ theo dõi đường huyết. Việc này sẽ giúp ích rất nhiều cho Bác sĩ trong việc theo dõi và chỉnh liều tiêm insulin.
9/ Bảo quản insulin như thế nào ?
-Insulin nên được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ 2-8 độ C
-Với Insulin dạng bút tiêm khi đã sử dụng thì có thể bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp ( không quá 28 ngày ).
10/ Với bệnh nhân tiểu đường typ2 khi đã dùng Insulin thì có quay lại được thuốc uống không
-Với một số trường hợp bệnh nhân khi dùng insulin kiểm soát đường huyết tốt, Bs có thể tiến hành giảm liều + thêm thuốc uống >>> theo dõi . Nếu đường huyết duy trì ổn định thì hoàn toàn có thể ngưng insulin và chuyển qua thuốc uống.
Trên đây là một số kiến thức cơ bản về Insulin mình muốn chia sẻ đến mọi người để có cái nhìn đúng đắn nhất về Insulin. Hãy hiểu rõ căn bệnh của bản thân và người thân
Cuối cùng, xin chúc toàn thể mọi người trong Cộng đồng Tiểu đường sống vui khỏe!
6 bình luận
Mới nhất
cảm ơn bạn chia sẻ, mình đã đọc để hiểu biết thêm
Hiểu đúng về insulin, cảm ơn bạn chia sẻ thông tin
cảm ơn những thông tin bạn chia sẻ
Có ai bị tiểu đường thai kỳ không ạ? Mình tính tiêm insulin không biết có sao ko nữa
Những chia sẻ của bạn sẽ cần thiết với những ai bị tiểu đường lắm nè. Mình sẽ note lại ai cần thì mình chỉ ned
Thông tin thật hữu ích, cảm ơn bạn đã chia sẻ