🔥 Bài đăng hot nhất

Hướng dẫn cách chăm sóc người bị tiểu đường có vết thương hở

Người nhà tôi bị tiểu đường và bị té xe nên có vết thương hở. Sau khi nhập viện điều trị và được các bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc và tôi cũng tìm hiểu thêm những hướng dẫn chăm sóc vết thương hở khác từ trên internet. Nay tôi chia sẻ lại cho cộng đồng tiểu đường để bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tiểu đường có thêm kinh nghiệm chăm sóc bị tiểu đường có vết thương hở.

Mọi người cũng biết là vết thương ở bệnh nhân tiểu đường thường lâu lành, dễ bị nhiễm trùng, loét hoại tử và dẫn đến phải loại bỏ. Vì vậy biết chăm sóc vết thương cho người tiểu đường là cần thiết để ngăn ngừa nguy hiểm. Đối với người bị tiểu đường không chỉ cần chú ý kiểm soát lượng đường mà cần để ý các vết thương để xử lý, nếu không sẽ khó chữa trị hơn. Dưới đây là một số hướng dẫn chăm sóc vết thương cho người tiểu đường.


Đối với vết thương chưa nhiễm trùng

Vết thương bên ngoài ở cấp độ 0 hoặc cấp độ 1 không có dấu hiệu nhiễm trùng. Người bệnh có thể tự theo dõi tại nhà và thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Rửa vết thương bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài. Sau khi rửa sạch, lau khô vết thương bằng bông y tế. Lưu ý:

  • Nếu vết thương có dị vật thì nên lấy ra bằng nhíp đã khử trùng bằng cồn y tế.
  • Nếu vết thương đang chảy máu, hãy cầm máu bằng cách ép một miếng vải sạch hoặc băng gạc lên vết thương.
  • Không nên dùng nước oxy già để rửa vết thương vì đây là một chất khử trùng rất mạnh có thể gây sẹo cho các tế bào lành xung quanh.
  • Sau khi rửa vết thương có thể dùng povidone iodine để sát trùng vết thương nhưng phải pha loãng theo tỷ lệ 1:10.

Bước 2: Sử dụng thuốc bôi vết thương cho người bị tiểu đường Gel Healit Vhpharma, chỉ cần thoa một lớp mỏng theo hướng dẫn sử dụng.

Bước 3: Dùng băng cá nhân và không cần bôi thêm thuốc mỡ nếu vết thương nhỏ. Các vết thương lớn hơn nên được băng bó bằng băng y tế hoặc băng vô trùng. Việc này sẽ giúp vết thương nhanh lành, tránh biến chứng. Có thể thay băng thông thường bằng dung dịch xịt chống loét như Urgo Sanyrene.

Bước 4: Vệ sinh và theo dõi vết thương, cần thay băng ngày 2 lần mỗi ngày hoặc khi thấy vết thương bẩn, ướt. Nếu vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng cần đến bệnh viện ngay để điều trị. Với các vết bỏng, sưng rộp thì không được chọc thủng. Vì đây là cơ chế bảo vệ bình thường của cơ thể. Nếu chúng bị vỡ, bạn hãy thực hiện theo các bước trên.

Chăm sóc vết thương cho người tiểu đường thực sự rất cần thiết ở giai đoạn này. Nếu để vết thương viêm loét nặng và nhiễm trùng có, nguy cơ hoại tử sẽ rất cao.

Đối với vết thương đã nhiễm trùng

Vết thương của người bị tiểu đường từ cấp độ 2 trở lên cần can thiệp y tế. Vết thương có thể được bằng cách cắt bỏ vùng hoại tử, uống thêm thuốc chống viêm, kháng sinh và các chế phẩm vitamin để tăng sức đề kháng.

Các vết thương phải nằm viện để điều trị và kiểm soát, trong trường hợp nhẹ hơn có thể điều trị tại nhà và làm theo hướng dẫn sau:

  • Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu các biến chứng nghiêm trọng hơn bạn phải báo ngay cho bác sĩ.
  • Không đè lên vết thương, kê cao chân. Nếu vết thương ở mông, lưng và xương cụt, bệnh nhân nên thay đổi tư thế thường xuyên. Không nằm ở một vị trí quá lâu tránh hoại tử.
  • Không dùng các bài thuốc dân gian bừa bãi và không xịt thuốc kháng sinh vào vết thương, vì có thể làm vết thương nặng thêm.
  • Để giảm áp lực cho vết thương, bệnh nhân sau đó có thể bơm nước vào găng tay y tế và đặt dưới những chỗ đau.


#tuanlecheckin

5
12k
5 Bình luận

5 bình luận

Người tiểu đường khi bị thương rất khó lành và dễ bị nhiễm trùng . Cảm ơn chia sẻ hữu ích của bạn nhé .

1 năm trước
Thích
Trả lời

Rất hữu ích, share về để nhớ

1 năm trước
Thích
Trả lời

Mẹ mình cũng bị bọng nước rồi vỡ ra gây sưng đỏ bị nhiễm trùng phải đi bv bác sĩ cạo hết mủ ra.

1 năm trước
Thích
Trả lời

Chia sẻ chi tiết và hữu ích lắm ạ

1 năm trước
Thích
Trả lời

Cảm ơn chia sẻ của bạn, người tiểu đường mà bị thương là khó lành lắm

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!