🔥 Bài đăng hot nhất

Gạo lứt đen

Hôm qua em đo chỉ số 7.8. Tối nay em ăn 2 bát cơm gạo lứt đen sau 1.5 tiếng đo nó lên tận 16 là sao à bác sỹ ơi.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
10
4

4 bình luận

Chào em,

Gạo lứt vẫn là tinh bột, tuy nhiên chỉ số GI thấp hơn gạo trắng. Điều này cho thấy là gạo lứt giảm được việc tăng đường nhanh sau ăn so với gạo trắng, việc này không đồng nghĩa với quan niệm ăn gạo lứt sẽ không tăng đường.

Nếu người bệnh ăn quá nhiều gạo lứt thì vẫn sẽ bị tăng đường như ăn nhiều các loại tinh bột khác. Bác sĩ khuyên người bệnh nên giảm lượng tinh bột trong bữa ăn khoảng 1 chén đổ lại mỗi bữa.

3 tháng trước
Thích
Trả lời

Chào bạn,

Gạo lứt đen thì vẫn là tinh bột, nhưng có chỉ số GI thấp hơn gạo trắng. Điều này có nghĩa là nó giảm được tình trạng tăng đường huyết nhanh chóng sau ăn hơn là khi ăn gạo trắng, điều này khác với quan niệm là ăn gạo lứt không tăng đường.

Khi ăn quá nhiều gạo lứt thì nó vẫn lên đường như các loại tinh bột khác mà thôi.

Bạn nên giảm lượng tinh bột lại trong bữa ăn khoảng 1 chén thôi nhé

3 tháng trước
Thích
Trả lời

Chào bạn,


Việc mức đường huyết của bạn tăng lên từ 7.8 lên 16 sau khi ăn cơm gạo lứt đen có thể do một số nguyên nhân sau:

  1. Khả năng hấp thu carbohydrate: Cơm gạo lứt đen chứa carbohydrate phức tạp, nhưng vẫn có thể gây tăng đường huyết tùy thuộc vào lượng ăn vào và khả năng hấp thu của cơ thể bạn.
  2. Phản ứng của cơ thể: Mỗi người có phản ứng khác nhau đối với thực phẩm. Bạn có thể có phản ứng đặc biệt với gạo lứt đen dẫn đến tăng đường huyết nhiều hơn so với người khác.
  3. Lượng ăn vào: Ăn hai bát cơm gạo lứt đen có thể là một lượng lớn carbohydrate, đặc biệt nếu bạn không ăn thêm các thực phẩm khác có thể giúp kiểm soát sự gia tăng đường huyết.
  4. Tình trạng sức khỏe tổng quát: Các yếu tố như căng thẳng, thiếu vận động, hoặc tình trạng sức khỏe nền (như bệnh tiểu đường) có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết của bạn.

Để quản lý tốt hơn mức đường huyết, bạn có thể:

  • Kiểm tra khẩu phần ăn: Giảm số lượng gạo lứt đen bạn ăn mỗi bữa.
  • Kết hợp thực phẩm: Ăn kèm với các thực phẩm giàu protein và chất xơ để làm chậm quá trình hấp thu carbohydrate.
  • Theo dõi thường xuyên: Đo đường huyết thường xuyên sau khi ăn để theo dõi và điều chỉnh khẩu phần ăn.

Nếu tình trạng này tiếp tục hoặc bạn có bất kỳ triệu chứng nào khác, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cụ thể và kiểm tra sức khỏe.

3 tháng trước
Thích
Trả lời

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi.

Xin lỗi, bạn có thể vui lòng cung cấp thêm thông tin hoặc giải thích rõ hơn về câu hỏi của mình được không? Tôi sẽ cố gắng trả lời một cách chi tiết nhất có thể sau khi hiểu rõ hơn câu hỏi của bạn.

Cám ơn bạn.

4 tháng trước
Thích
Phản hồi
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!