Em mới có 35 tuổi bị tiểu đường mà sút cân gần 8kg trong 3 tháng. Cho e hỏi nên ăn gì để tăng cân mà đường huyết vẫn ổn định ạ? Trẻ mà bị tiểu đườn
... Xem thêmChế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân đái tháo đường
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết, có thể làm giảm nồng độ HbA1C từ 1-1,9 % đối với người bệnh ĐTĐ típ 1 và 0,3-2% đối với người bệnh ĐTĐ típ 2
Nguyên tắc: hạn chế tinh bột, hạn chế chất béo bão hòa, tăng lượng chất béo chưa bão hòa và đạm trong chế độ ăn hàng ngày.
Cụ thể: Năng lượng trung bình của người lớn làm công việc nhẹ nhàng là: 30 kcal/kg cân nặng/ngày.
Ví dụ: 1 người 50 kg làm văn phòng thì 1 ngày cần 30 x 50 = 1500 kcal/ngày
Không nên quá kiêng khem mà khẩu phần ăn hàng ngày phải đầy đủ 3 nhóm thực phẩm quan trọng: protein (đạm), lipid (mỡ) và carbohydrate (
chất bột đường), ngoài ra phải tăng cường chất xơ-rau củ. Trong đó:
Protein (chất đạm): Lượng protein nên đạt 0,8g/kg/ngày, năng lượng do protein nên đạt 15-20% năng lượng khẩu phần.
Lipit (chất béo): Giảm chất béo động vật vì có nhiều axit béo bão hoà, nên ăn các axit béo chưa bão hoà có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu mè (vừng), dầu đậu nành, dầu hướng dương... Tỷ lệ năng lượng do chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần và không nên vượt quá 30%.
Carbohydrate (chất bột đường): Nên sử dụng các loại carbohydrate phức hợp dưới dạng các hạt và khoai củ với lượng vừa đủ. Không ăn các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao (bánh, kẹo, nước ngọt...). Giảm gạo, mì, ngô, khoai, không nên ăn miến. Tỷ lệ năng lượng do carbohydrate cung cấp nên đạt 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần.
• Loại có hàm lượng carbohydrate ≤ 5%: có thể sử dụng hàng ngày, gồm các loại thịt, cá, đậu phụ (số lượng vừa phải), hầu hết các loại rau xanh còn tươi và một số trái cây ít ngọt như: dưa bở, dưa hấu, nho ta, nhót chín với lượng vừa đủ (không quá 1 nắm tay)
• Loại có hàm lượng carbohydrate từ 10-20%: nên ăn hạn chế (một tuần có thể ăn 2-3 lần với
số lượng vừa phải) gồm một số hoa quả tương đối ngọt như quýt, táo, vú sữa, na, hồng xiêm, xoài chín, sữa đậu nành, các loại đậu quả (đậu vàng, đậu hà lan...)
• Loại có hàm lượng carbohydrate từ ≥ 20%: cần kiêng hay hạn chế tối đa vì khi ăn vào làm tăng nhanh đường huyết gồm các loại bánh, mứt, kẹo, nước ngọt và các loại trái cây ngọt nhiều (mít khô, vải khô, nhãn khô…)
Một vài lưu ý:
Cung cấp đủ nước 40 mL/kg cân nặng/ngày
Bệnh nhân ĐTĐ típ 1 nên tập trung các chất dinh dưỡng nhất là lượng carbohydrate vào bữa ăn chính có chích insulin, nghĩa là chỉ nên tiêu thụ các thức ăn có chứa carbohydrate vào các cữ ăn chính trong ngày mà có chích insulin. Nếu được nên ăn 1 lượng carbohydrate cố định vào thời gian cố định giống nhau mỗi ngày. Tuy nhiên, thời gian ăn có thể thay đổi tùy tính chất công việc và quan trọng phải tương hợp với thời gian tiêm insulin.
Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 nên chia 5, 6 bữa ăn (3 bữa chính + 2 hoặc 3 bữa phụ) phù hợp với loại thuốc hạ đường huyết đang sử dụng, tuy nhiên đối với các bệnh nhân ĐTĐ típ 2 đã chuyển qua chích insulin thì nên tập trung năng lượng vào các cữ ăn có chích insulin tương tự các bệnh nhân ĐTĐ típ 1.
5 bình luận
Mới nhất
Những chia sẻ này rất hữu ích ạ
Rất bổ ích, cảm ơn bạn chia sẻ cho mọi người tham khảo
Cảm ơn bạn đã chia sẻ những thông tin bổ ích cho người tiểu đường .
Cảm ơn bạn đã chia sẻ những thông tin hữu ích ạ.
Cảm ơn bạn đã chia sẻ những thông tin hữu ích cho người bị tiểu đường