🔥 Bài đăng hot nhất

CÂY CỎ NGỌT VỊ THUỐC QUÝ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG


Chất steviol ngọt gấp 300 lần đường saccaroza trong cây cỏ ngọt, ít năng lượng, không lên men, không bị phân hủy mà hương vị thơm ngon, có thể dùng để thay thế đường trong chế độ ăn kiêng cho người bệnh Tiểu đường.


Cây cỏ ngọt còn có tên gọi khác là cây cỏ mật, cỏ đường, cúc ngọt… Tác dụng nổi bật của loài cây này, được nhiều người biết tới đó là công dụng tạo vị ngọt tự nhiên, có độ đường thấp, là loại thảo dược tuyệt vời cho người bệnh tiểu đường.


TÊN KHOA HỌC

Stevia rebaudiana. Họ cúc (1)


KHU VỰC PHÂN BỐ

Cây đươc sử dụng đầu tiên tại Ấn độ và bắt đầu du nhập vào nước ta được một vài năm gần đây, hiện nay loại thảo dược này đã được nhiều địa phương trên cả nước trồng phục vụ cho đời sống và ngành chế biến dược liệu, trà thảo dược.


BỘ PHẬN DÙNG

Lá và búp cây là bộ phận được sử dụng làm thuốc trong y học và công nghệ chế biến thực phẩm.


CÁCH CHẾ BIẾN VÀ THU HÁI

Là loại cây nhỏ mọc lâu năm nên cây được thu hái quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào tháng 8 hàng năm. Người ta cắt phần ngọn cây sau đó loại bỏ những lá héo úa rồi phơi khô sử dụng làm thuốc


THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Hoạt chất chính trong cỏ ngọt là một glycoside tên là steviol.


NGHIÊN CỨU VỀ CÂY CỎ NGỌT

1. Đặc tính cỏ ngọt


Chất steviol ngọt gấp 300 lần đường saccaroza trong cây cỏ ngọt, ít năng lượng, không lên men, không bị phân hủy mà hương vị thơm ngon, có thể dùng để thay thế đường trong chế độ ăn kiêng cho người bệnh tiểu đường, bệnh huyết áp. Đặc biệt là có ngọt tạo vị ngọt sắc, ít đường nhưng lại không hề gây độc hại cho người, điều này đã được nghiên cứu chứng minh (2)


2. Nghiên cứu về độc tính của cỏ ngọt:


Phòng thí nghiệm Đánh giá rủi ro an toàn thực phẩm của Bộ Y tế Trung Quốc đã tiến hành thử nghiên chiết xuất cỏ ngọt trên cơ thể chuột thí nghiệm nhằm đánh giá độc tính của chiết xuất etanolic của lá cỏ ngọt. Kết quả sau 90 ngày không gây ra thay đổi đáng kể về hành vi, huyết học, lâm sàng hoặc mô bệnh học ở chuột.


Kết quả đã chứng minh rằng chiết xuất cỏ ngọt rất giàu axit isochlorogen, không có tác dụng phụ, an toàn trong nghiên cứu này, mở ra tiềm năng lớn sử dụng loại cỏ này trong ngành công nghiệp thực phẩm và dược phẩm (3)


TÁC DỤNG CỦA CÂY CỎ NGỌT

Tác dụng ổn định huyết áp, điều trị huyết áp cao (4)

Tác dụng ổn định đường huyết, tốt cho người tiểu đường (4)

Tác dụng tốt cho răng miệng, cỏ ngọt có tác dụng ngăn ngừa chảy máu chân răng ở những người mắc bệnh viêm lợi vì trong nó có chất kháng khuẩn mạnh, có thể xay nát và hòa với nước dùng làm nước xúc miệng hằng ngày (2)

Ngoài ra, sử dụng cỏ ngọt thường xuyên còn giúp làn da tươi sáng hơn (Kinh nghiệm dân gian)

Phòng ngừa nguy cơ bệnh tim mạch, hội chứng chuyển hóa (4)

Tác dụng giảm béo, hỗ trợ điều trị béo phì (4)

Giảm lipit máu, điều trị rối loạn mỡ máu (4)

Ngăn ngừa các bệnh về răng, nưới lợi (2)

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Dùng ăn kiêng cho người bệnh đái tháo đường
  • Người thừa cân chứ không phải để điều trị bệnh.
  • Dùng cho người béo phì
  • Dùng hàng ngày để tăng cường sức khỏe và giúp da mịn màng, sáng đẹp

CÁCH DÙNG CÂY CỎ NGỌT:

Dùng cỏ ngọt để sử dụng hàng ngày như một loại trà.

Liều lượng: Tuỳ khẩu vị từng người mà điều chỉnh lượng Cỏ ngọt cho vừa miệng.

Nên dùng kết hợp cỏ ngọt với một số loại thảo dược khác VD: Giảo cổ lam, Cà gai leo, hoặc diệp hạ châu để giảm bớt vị đắng và tăng hiệu quả điều trị bệnh.


CÂY CỎ NGỌT VỊ THUỐC QUÝ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNGCÂY CỎ NGỌT VỊ THUỐC QUÝ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
229
2
4

4 bình luận

Cám ơn bạn đã chia sẻ

1 năm trước
Thích
Trả lời

Cám ơn những thông tin hữu ích của bạn, ai có người thân bị tiểu đường nên đọc nha

1 năm trước
Thích
Trả lời

Cây cỏ ngọt này có nhiều công dụng rất hay đối với sức khỏe

1 năm trước
Thích
Trả lời

Cây này có dễ tìm không nhỉ

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!