🔥 Bài đăng hot nhất

Biến chứng bàn chân khi bị tiểu đường?

Xin chào bác sĩ và mọi người. Mẹ mình bị tiểu đường lâu năm, đường huyết không ổn định, lên xuống thất thường. Vì bà lớn tuổi nên không chịu ăn kiêng nhiều. Bà cũng hay đói bụng. Đòi uống sữa hoài. Cho mình hỏi uống sữa Glucerna cho người tiểu đường mà uống nhiều lần trong ngày cỡ 3-4 lần có được không? Bà bị biến chứng bàn chân hay bị đi bị lại trị bớt rồi lại bị tiếp. Cho mình hỏi có nguy hiểm không? Có bị tháo khớp như người ta nói không? Làm sao để chân nhanh lành ạ?

Biến chứng bàn chân khi bị tiểu đường?Biến chứng bàn chân khi bị tiểu đường?
13
2
8 Bình luận

8 bình luận

Chào bạn,

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến HB. Vì bạn không nói rõ là mẹ bạn năm nay bao nhiêu tuổi, đã bị tiểu đường bao lâu, đường huyết mẹ bạn lên xuống thất thường là như thế nào?


Dựa vào câu hỏi của bạn tôi xin trả lời như sau:

Việc kiểm soát đường huyết của mẹ bạn chặt chẽ hay được nới lỏng nó sẽ phụ thuộc vào đồng thuận mục tiêu điều trị của bác sĩ và bệnh nhân. Từ mục tiêu này bác sĩ sẽ thiết kế một chế độ ăn phù hợp với tình trạng sức khỏe, lối sinh hoạt của mẹ bạn. Việc tuân thủ chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp mẹ bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn. Chính vì vậy đối với trường hợp của mẹ bạn, cần trao đổi lại với bác sĩ điều trị để có một chế độ ăn mẹ bạn dễ tuân thủ hơn.


Trong điều trị đái tháo đường một tác dụng phụ khá nguy hiểm là hạ đường huyết của bệnh nhân, do đó khi bệnh nhân có những dấu hiệu như đói, bủn rủn,... thì cần cung cấp năng lượng ngay cho bệnh nhân bằng cách ăn hoặc uống sữa, uống đường,... với lượng vừa phải.


Glucerna là sữa dành cho người tiểu đường với chỉ số đường huyết thấp. Mỗi ly sữa các chuyên gia đã tính đủ năng lượng, tỉ lệ các thành phần đủ thay thế 1 bữa ăn. Chính vì vậy nếu mẹ bạn ăn uống kém, thì cần uống thêm sữa để đảm bảo dinh dưỡng. Mỗi lần uống 1/2 ly sữa tiểu đường giữa 2 bữa ăn sáng và trưa hay giữa buổi trưa và buổi ăn chiều. Không nên uống sữa sau khi ăn, vì khi đó bạn đã nâng tinh bột cho bữa ăn lên gấp đôi, điều này sẽ làm tăng đường huyết sau ăn.


Việc uống số lượng sữa như thế nào sẽ phụ thuộc vào tổng lượng calo mà mẹ bạn đã được cung cấp hằng ngày do đó mẹ bạn cần trao đổi cụ thể với bác sĩ để bác sĩ tính toán lại lượng calo phù hợp với mẹ bạn.


Biến chứng bàn chân của đái tháo đường bao gồm một số bệnh lý, chủ yếu là bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường và bệnh động mạch ngoại vi dẫn đến loét bàn chân. Loét bàn chân do đái tháo đường cuối cùng có thể dẫn đến cắt cụt chi, đặc biệt là khi nhiễm trùng vết thương hoặc viêm tủy xương. Do đó để phòng tránh những biến chứng bàn chân nhất là biến chứng hoại tử nghiêm trọng phải cắt cụt chi, tháo khớp thì không gì tốt hơn là người bệnh nên quản lý tình trạng đái tháo đường của mình bằng cách thăm khám định kỳ và điều trị theo thuốc lẫn chỉ định ăn uống của bác sĩ. Bên cạnh đó, việc chăm sóc, theo dõi chân hàng ngày cũng rất quan trọng để phát hiện sớm và điều trị kịp thời tình trạng viêm loét có thể xảy ra.


Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại phần bình luận nhé.

Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ,

ThS.DS.GV Lê Thị Mai

Khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành

2 năm trước
Thích
Trả lời
1
  • Tốt nhất gia đình nên cho bà đi viện để bác sĩ và nhân viên y tế đưa ra hướng điều trị và xử lý vết thương nhé bạn . Còn sữa glucerna Mỗi ngày sử dụng 2 ly, ly thứ nhất uống vào buổi sáng hoặc trưa, ly thứ hai uống vào buổi chiều hoặc tối. Có thể sử dụng thay thế bữa ăn sáng hoặc khi cảm thấy đói (nên uống sau bữa ăn chính 2 tiếng)
  • Pha theo công thức: 5 muỗng gạt ngang sữa bột với 200ml nước sôi để nguội. Dùng đũa hoặc thìa khuấy đều cho đến khi bột tan hoàn toàn nhé.
2 năm trước
Thích
Trả lời

Với tình trạng này thì ở bv bác sĩ sẽ chỉ định điều trị thuốc, bạn cứ theo bác sĩ hướng dẫn nhé, Nhu mẹ mình thì hàng ngày dùng nước muối sinh lý rủa sạch vết thượng, sau đó nhẹ nhàng lau khô, mình xịt nacurgo lên vết thương rồi dùng gạc urgo băng lên, khoảng 1 tháng sau thì vết thương của mẹ mình kéo da non. Nếu xử lý và điều trị kịp thời đúng cách sẽ không bị nhiễm trùng, hoại tử đến mực bị tháo khớp.

2 năm trước
Thích
Trả lời

Cứ đi viện và làm theo chỉ định bác sĩ thôi bạn. Đừng suy nghĩ nhiều quá. Chúc bạn và gia đình luôn khoẻ

2 năm trước
Thích
Trả lời

Bố mình bị tiểu đường cũng bị biến chứng bàn chân, lúc đầu bị dưới lonwgf bàn chân, rồi lên ngón chân, sau lại qua gót chân, nó cũng lên bọng nước rồi đi bệnh viện họ chích nước ra và xử lý vết thương hở. Nếu chữa sớm và kiểm soát tốt đường huyết sẽ không bị tháo khớp, nếu bàn chân bị nhiễm trùng nặng thì phải tháo khớp để tránh bị ăn hoại tử lên các vùng khác đó bạn.

2 năm trước
Thích
Trả lời

Đường huyết mình test nhanh la 164mg như vậy có coi như bình thường được không

2 năm trước
Thích
Trả lời
2

[mention+id="2741172"+name="Nguyễn Hoàng an"]

tést đói mà trên 126 mg là bị tiểu đường ít nhất 2 lần thử

Test bất kỳ 140-200 là bị tiền tiểu đường

Làm nghiệm pháp dung nạp gluco mà từ 140-200 thì bị tiền tiểu đường bạn nha

2 năm trước
Thích
Trả lời

Chào bạn,

Thắc mắc của bạn đã được gửi đến chuyên gia tại Hello Bacsi. Chuyên gia sẽ giải đáp câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất nên bạn hãy theo dõi topic này để xem câu trả lời nha.

Trong thời gian chờ chuyên gia tư vấn, mọi người hãy thoải mái thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau nhé.

Chúc cả nhà nhiều sức khoẻ

2 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!