Bệnh tiểu đường có ăn được miến dong không, có nên ăn thay cơm không?
Miến dong là loại thực phẩm dưới dạng sợi khô, được làm từ bột của củ dong riềng. Vậy, bệnh tiểu đường có ăn được miến dong không, có nên ăn thay cơm không? Câu trả lời là nên hạn chế.
Theo Ths. BSNT. Vũ Ngọc Hà ở Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết bệnh nhân tiểu đường nên có một chế độ ăn uống lành mạnh với các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Chỉ số đường huyết nhỏ hơn 55 thì được xếp vào nhóm chỉ số đường huyết thấp. Những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao sẽ nằm ở ngưỡng trên 70. Theo đó, miến dong có chỉ số đường huyết là 95, thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết cao mà người bệnh tiểu đường cần hạn chế. Ăn miến dong thường xuyên có thể làm lượng đường huyết trong máu tăng cao và lâu ngày sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Hơn thế nữa, theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, 100g miến dong khô cung cấp từ 332 - 351 calo và 82g tinh bột. Vì vậy, nếu muốn bổ sung miến dong vào chế độ ăn uống thì cần phải tính toán liều lượng và cân bằng với các loại thực phẩm lành mạnh khác.
Tham khảo thêm bài viết 15 loại thực phẩm cho người bị tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn miến dong, nhưng cần cẩn thận với lượng tiêu thụ. Miến dong được làm từ củ dong riềng, có chỉ số đường huyết (GI) tương đối thấp hơn so với một số loại tinh bột khác, ví dụ như cơm trắng. Điều này có nghĩa là miến dong có thể làm tăng đường huyết chậm hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người tiểu đường nên thay cơm hoàn toàn bằng miến dong. Không nên thay thế hoàn toàn cơm bằng miến dong, vì cơ thể vẫn cần một lượng nhất định các loại thực phẩm giàu năng lượng và dinh dưỡng khác nhau. Thay vào đó, bạn có thể thay thế một phần cơm bằng miến dong trong chế độ ăn và kết hợp với các nguồn dinh dưỡng khác để duy trì cân bằng dinh dưỡng.
miến dong ổn nè, mình thi thoảng vẫn nấu cho bà ăn
mình có thể ăn một ít như bữa sáng chẳng hạn
người tiểu đường nên hạn chế miến dong nhỉ
người tiểu đường ăn miếng dong được nè