Em mới có 35 tuổi bị tiểu đường mà sút cân gần 8kg trong 3 tháng. Cho e hỏi nên ăn gì để tăng cân mà đường huyết vẫn ổn định ạ? Trẻ mà bị tiểu đườn
... Xem thêmAC nào biết ng nhân chính dẫn tới biến chứng tiểu đường thì chỉ mình với nhé!
AC nào biết ng nhân chính dẫn tới biến chứng tiểu đường thì chỉ mình với nhé!
12 bình luận
Mới nhất
Những biến chứng bệnh tiểu đường
1. Hư răng
Bệnh gây tổn thương đến nếu do đóng vôi, nhiễm trùng, miệng lưỡi hay khô và hôi miệng. Bệnh nhân cần đi khám răng định kỳ thường xuyên, đánh răng cho kỹ và không được hút thuốc lá.
2. Hư mắt (diabetic retinopa-thy)
Khi lượng đường trong máu cao, mắt sẽ bị mờ. Nếu không có biện pháp khắc phục hạ đường huyết ngay hoặc để lâu dài. Những mạch máu nhỏ trong mắt dễ bị nghẽn và bị bể trong lòng mắt dẫn đến mù lòa. Những năm đầu vừa mới bị tiểu đường thường không có triệu chứng, nhưng bạn cũng phải thường xuyên khám mắt định kỳ mỗi năm để có thể phát hiện sớm những thay đổi retina để chữa trị đúng cách.
3. Hư thận (diabetic nephropa-thy)
Đường lưu thông trong máu cao lâu ngày gây tác động xấu, làm hư các mạch máu nhỏ dẫn đến hư thận. Khi thận hư, bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, người bị phù, khó thở do chất độc không được đào thải ra khỏi cơ thể. Một khi thận hư hoàn toàn thì chỉ còn cách là dùng máy lọc thận để duy trì tính mạng. Bệnh nhân luôn nhớ dùng thuốc để giữ cho lượng đường càng gần mức bình thường càng tốt, chỉ số huyết áp dưới 130/80, ăn nhạt và hạn chế ăn chất đạm.
4. Tai biến mạch máu
Khi mắc bệnh tiểu đường cùng với mỡ máu, huyết áp cao, bệnh nhân rất dễ bị nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não làm liệt nửa người. Nguyên nhân chính do mỡ, đường trong máu cao, lâu ngày làm tắc nghẽn các động mạch khiến cho máu không lưu thông đến các bộ phận trong cơ thể để nuôi dưỡng chúng. Khi có những triệu chứng như: khó thở, mệt, đổ mồ hôi, đau ngực khi làm việc nặng. Bàn chân lạnh tím, hay đau bắp vế chân khi đi bộ thì nên đi khám xét nghiệm ngay lập tức. Phương pháp tập thể dục thể thao mỗi ngày, chế độ ăn uống thích hợp, không hút thuốc.. là một trong những cách hữu hiệu để đẩy lùi căn bệnh này.
5. Ðau hệ thống thần kinh (diabetic neuropathy) gồm có 2 loại:
Peripheral neuropathy: đây là nguyên nhân gây nên lở loét chân, dẫn đến phải cắt cụt chi của bệnh nhân tiểu đường. Tiểu đường càng lâu thì càng dễ bị, bắp thịt bị teo, yếu dần, khó cử động. Vì do tê, mất cảm giác nên khi đạp phải vật nhọn hoặc cọ sát đôi giày chật. Bệnh nhân không có cảm giác gì, nên dẫn đến nhiễm trùng và có thể bị cưa chân. Vì vậy, người bệnh tiểu đường phải kiểm soát bàn chân mỗi tối trước khi đi ngủ. Hãy mặc quần thoải mái và nên tham khảo bác sĩ khi có các triệu chứng lạ.
Autonomic neuropathy: Bệnh nhân sẽ bị xáo trộn nhịp tim, huyết áp chạy không đúng gây ra chứng chóng mặt (postural hypotension), tiêu chảy táo bón bất thường, buồn nôn mửa, đi tiểu khó khăn, khô âm đạo và nhất là bị chứng liệt dương. Bệnh nhân liệt dương bây giờ đỡ khổ hơn lúc trước nhiều, vì có thuốc chữa trị khá hiệu quả. Nên tham khảo với bác sĩ.
6. Bệnh ngoài da
Bệnh nhân dễ bị da khô do mất nước vì đi tiểu nhiều, ít mồ hôi vì đau giây thần kinh đặc biệt là mồ hôi nơi chân. Da bị ngứa ngáy làm bệnh nhân gãi, rách da. Từ đó làm nhiễm trùng, gây mụn nhọt. Bệnh nhân mập mạp thường hay bị nấm chỗ háng, nách và dưới vú nếu là đàn bà. Da bị nấm sẽ đỏ rát, có mụn nước, đau đớn, ngứa ngáy rất là khó chịu (candidiasis). Chúng ta phải để ý làn da nhất là ở phía dưới chân thường xuyên. Xem xét những chỗ bị đỏ, đổi màu, mọc mụt nước làm ngứa ngáy, đều có thể gây nhiễm trùng
Biến chứng bệnh tiểu đường thường phát triển dần dần. Bạn mắc bệnh tiểu đường càng lâu và lượng đường trong máu càng ít kiểm soát, bạn càng có nguy cơ mắc biến chứng cao. Cuối cùng, biến chứng tiểu đường có thể không điều trị được hoặc thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Bạn bị tiểu đường tuyp mấy vậy? bạn bị bao nhiêu năm rồi ạ?
Do đường huyết luôn ở mức cao, đường huyết không ổn định trong thời gian dài nên dẫn đến biến chứng tiểu đường đó bạn
Do ăn uống mất kiểm soát, cân nặng tăng nhiều, thừa cân, bị tiểu đường lâu năm thì sẽ dẫn tới biến chứng đó bạn
Khi bạn bị bệnh tiểu đường về lâu dài nếu không có chế độ dinh dưỡng cân bằng, tập luyện hợp lý và tuân thủ theo điều trị của bác sĩ để kiểm soát hiệu quả căn bệnh này, bệnh tiểu đường có thể làm giảm chất lượng cuộc sống hoặc gây ra những ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể như tim, thận, thần kinh, mắt...
Bạn hỏi nguyên nhân gây bệnh tiểu đường hay nguyên nhân dẫn đến các biến chứng khi mắc bệnh tiểu đường ạ?
nguyên nhân dẫn đến biến chứng tiểu đường là do đường huyết cao không điều trị, để kéo dài gây biến chứng hoặc là do bị tiểu đường lâu năm đó bạn.
Mình nghĩ là do ăn uống không có chế độ hợp lý nên mới dẫn tới biến chứng tiểu đường ko mong muốn
tiểu đường dễ bị hạ đường huyết lắm, nên cố gắng đừng để bị ha dễ gặp các biến chứng khó lường đó bạn. Không uống bia rượu, tập thể dục vừa phải thôi nè