avatar

Tạo bài đăng của bạn

Bầu có được ăn kim chi không?

Kim chi có các loại như kim chi cải thảo, kim chi củ cải, kim chi dưa chuột... đều được lên men và có chứa nhiều probiotic - một loại lợi khuẩn cho đường ruột và hỗ trợ hệ tiêu hóa.


Ngoài ra, kim chi cũng được xem là một thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ, vitamin A,C, canxi và ít calo, ít chất béo... tốt cho sức khỏe.


Vậy bà bầu ăn kim chi được không? Câu trả lời là bà bầu hoàn toàn có thể ăn kim chi, tuy nhiên không ăn quá nhiều.


- Kim chi có đặc thù ít chất béo, trong - 60g kim chi người ta tính được có 1g chất béo, 1g protein và 10g calo cùng với rất nhiều vitamin A, C và chất xơ đều là những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

- Bà bầu ăn kim chi giúp bổ sung các vitamin A, C cần thiết cho cơ thể trong quá trình mang thai. Đồng thời, kim chi cũng giúp ích cho quá trình giảm cân, giảm huyết áp, phòng tránh ung thư.

- Vitamin C có trong kim chi có thể cung cấp 8% nhu cầu vitamin C trong 1 ngày cho bà bầu, giúp quá trình sả

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
577
2
1
Mang thai lần 3 tiêm uốn ván khi nào?

Tiêm uốn ván khi mang thai lần 3 phụ thuộc vào khoảng cách giữa những lần tiêm mang thai trước đó. Nếu mũi cuối cùng các mẹ tiêm vào cách đây dưới 10 năm thì không cần tiêm mũi nhắc lại lúc này nữa. Tuy nhiên các mẹ có thể đến các bệnh viện để làm xét nghiệm còn kháng thể hay không.

Nếu mẹ tiêm mũi cuối cùng cách đây trên 10 năm, khi mang thai lần 3 cần được tiêm 2 mũi nhắc lại. Mũi thứ nhất vào tuần 20 của thai kỳ và mũi thứ 2 tiêm vào sau đó 1 tháng.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
224
4
3
Xem thêm bình luận
Thai nhi đạp nhiều có tốt không?

Việc bé cử động nhiều là một tín hiệu tốt, rất đáng mừng đối với mẹ. Đây là dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển một cách bình thường, khỏe mạnh.


Mẹ nên đếm cử động thai 2 lần/ngày, đặc biệt là sau tuần thứ 28 của thai kỳ. Càng gần ngày dự sinh, mẹ sẽ càng muốn dành nhiều thời gian hơn để theo dõi các hoạt động của bé. Những dấu hiệu như thai giảm hoạt động một cách đột ngột mẹ nên báo ngay với bác sĩ.

Việc thai nhi đạp nhiều hay ít còn phụ thuộc vào cảm nhận riêng của mẹ bầu. Nếu mẹ có nhiều thời gian để theo dõi bé hoặc mẹ có thành bụng mỏng sẽ dễ dàng cảm nhận được nhiều chuyển động của con hơn. Một số mẹ có thành bụng dày, vị trí của nhau thai trong tử cung nằm ngay dưới da vùng bụng thì sẽ khó có những cảm nhận về cử động thai hơn. Trong mọi trường hợp, kết quả khám thai vẫn là dữ liệu đáng tin cậy nhất về sức khỏe của thai nhi mẹ cần chú ý theo dõi.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
4
4
3
Xem thêm bình luận
Ăn gì để con nhiều tóc?

Một số mẹ rỉ tai nhau rằng mẹ bầu nên ăn mè đen và quả óc chó. Thực tế hai loại thực phẩm này rất tốt cho sức khỏe thai nhi và mẹ bầu, tuy nhiên các chuyên gia khuyên chị em nên kết hợp đa dạng các loại thực phẩm. Mẹ bổ sung đủ protein và vitamin sẽ là cách tốt nhất để nuôi dưỡng mái tóc cho con.


Những thực phẩm giàu protein là cá, thịt, đậu nành, sữa... và những loại vitamin tốt cho tóc là vitamin B, C có nhiều trong rau, trái cây tươi.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
2951
4
4
Xem thêm bình luận
Bầu có được cắt tóc không?

Ông bà ta xưa có câu :” Cái răng cái tóc là góc con người” nhằm nhấn mạnh đến sự quan trọng của mái tóc. Theo quan điểm từ lâu đời, mái tóc không chỉ là nét đẹp chuẩn mực của người phụ nữ mà còn để bảo vệ và thể hiện tình trạng sức khoẻ chủ nhân của chúng.


Chính vì vậy, người xưa cho rằng, tóc bị cắt cũng khiến cho cuộc sống của mẹ bầu bị ảnh hưởng , khiến tuổi thọ bị rút ngắn, gặp nhiều chuyện không may, dễ xảy ra đau ốm bất chợt.


Thực tế, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng tỏ cho kiêng kị từ xa xưa này. Việc mẹ bầu cắt tóc không hề liên quan đến tình trạng sức khoẻ của bản thân hay thai nhi. Một số chuyên gia còn khuyên bà bầu nên cắt tóc trong thời gian này để tránh tình trạng nóng bức, khó chịu dễ gây mệt mỏi, cáu gắt.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
12
6
4
Xem thêm bình luận
Vị trí nhau bám mặt sau

Nhau bám mặt sau là tình trạng nhau bám trên thành sau của tử cung và gần cột sống nhất. Đây là vị trí hoàn toàn bình thường và rất tốt, giúp cho mẹ bầu có thể cảm nhận được sự cử động của em bé sớm hơn và rõ ràng hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không được chủ quan và cần phải đi khám thai định kỳ để biết được vị trí của nhau thai và có biện pháp can thiệp kịp thời nếu như nhau thai di chuyển bất thường.


Nhau bám mặt sau được chia thành hai nhóm chính đó là:

- Nhau bám mặt sau nhóm 1 khi bờ trên bánh nhau vượt qua được vị trí đáy tử cung hoặc ở ngay đáy.

- Nhau bám mặt sau nhóm 2 hay còn gọi là nhau bám thấp mặt sau khi bờ trên của bánh rau vượt lên trên 1⁄2 thân tử cung hoặc ở ngang thân.


Vị trí nhau bám mặt sau nhóm 2 thấp hơn so với nhóm 1, mặc dù đây đều là những vị trí bình thường nhưng vẫn cần phải theo dõi, bởi vì khi thai lớn lên, bánh rau cũng sẽ tăng kích thước và diện tích bánh rau sẽ thay đổi và lan theo nhiều hướng khác nhau, đặ

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
571
5
5
Xem thêm bình luận
Bầu ăn khô gà được không?

Khô gà khi chế biến thì được tẩm ướp rất nhiều gia vị, lại có khối lượng muối cao. Khi bà bầu ăn quá nhiều thì sẽ làm tăng lượng muối trong cơ thể. Nếu lượng muối nhiều hơn cơ thể cần thì có thể dẫn đến hiện tượng sưng phù hay là cao huyết áp cho mẹ bầu. Vì vậy, bà bầu KHÔNG NÊN ăn nhiều hoặc quá lạm dụng khô gà nhé.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
1106
6
4
Xem thêm bình luận
Mang thai lần 3 bao nhiêu tuần thì sinh?

Điều này còn phụ thuộc vào các yếu tố như tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và lần mang thai trước đó. Tùy vào sức khỏe, cơ địa của từng mẹ sẽ quyết định thời gian mẹ sinh sớm hay sinh muộn.


Chính vì vậy, nếu mẹ bầu đảm bảo sức khỏe tốt cho mẹ và bé thì vẫn đủ 9 tháng 10 ngày hay từ tuần thứ 36 đến tuần 40 sẽ dự sinh. Đối với các mẹ quyết định sinh mổ nên đến bác sĩ thăm khám để có quyết định ngày mổ cho chính xác hơn.

Trường hợp mẹ đã sinh mổ lần trước, lần thứ 3 mẹ tiếp tục sinh mổ thì khoảng thời gian giữa 2 lần sinh cách nhau ít nhất 2 năm, tốt nhất là từ 3 đến 5 năm, chọn thời gian sinh mổ từ tuần thứ 37 đến 38,5 tuần (tốt là là khi thai nhi 37 tuần tuổi). Nếu mẹ đã từng sinh non ở lần trước đó nên đến gặp bác sĩ để có tư vấn phòng tránh vì điều này có thể tái diễn lại.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
974
4
4
Xem thêm bình luận
Bà bầu có được ăn lẩu gà lá é không?

Lá é là 1 loại rau gia vị hay sử dụng trong các món lẩu, hoặc ăn sống nhằm tăng hương vị của món ăn, khi ăn lá é có vị the the, hơi giống mùi sả, như tinh dầu vậy, loại lá này còn được biết đến với tên gọi khác là húng quế lông, cây trà tiên hay lá hương thảo, tùy thuộc vào mỗi vùng mà mọi người sẽ có cách gọi khác nhau, thực chất lá é có tính nóng, vị cay, có tác dụng lưu thông khí huyết.


Tuy nhiên nếu bà bầu sử dụng nhiều lá é có thể gây động thai do tính nóng của lá é, chính vì vậy nếu cần thiết sử dụng mẹ chỉ nên ăn vài lá thôi để tăng hương vị món ăn chứ không nên ăn thường xuyên, hơn nữa nếu mẹ cảm thấy có bất kỳ dấu hiệu gì khi ăn lá é thì mẹ nên ngưng không nên sử dụng, bởi vì mỗi người sẽ có cơ địa khác nhau, nên không phải ai cũng ăn lá é cũng không sao, mẹ cần lưu ý lại. Các món ăn có thể kết hợp cùng với lá é được kể đến như lẩu gà lá é, hoặc giã nhuyễn trộn với muối để làm gia vị chấm, có thể dùng để chấm các món hải sản, thịt nướng.

St

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
6834
6
6
Xem thêm bình luận
Siêu âm con nằm úp là trai hay gái?

Cho em hỏi khi đi siêu âm, bé nằm úp thì là con trai hay gái ạ?

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
19
5
4
Xem thêm bình luận
Giới thiệu về nhóm
Tham gia Cộng đồng Mang Thai để được bác sĩ giải đáp thắc mắc hoàn toàn miễn phí, cùng chia sẻ hành trình mang thai của ... Xem thêm
Trò chuyện ngay
avatar
3 lợi ích cho sức khoẻ từ hạt hướng dương  

72

162

avatar
Góc hỏi đáp lần đầu tiên làm mẹ

55

110

avatar
Góc xin vía 

15

22

avatar
Chăm sóc sức khoẻ sau sảy thai

9

19

avatar
Kiêng quan hệ bao lâu để dễ đậu thai?

11

15

Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo