Bs cho e hỏi vợ e đã có tiền sử

Bs cho e hỏi vợ e đã có tiền sử sinh non 21 tuần hiện tại đang có bầu tuần thứ 24 đã khâu eo ctc sáng nay đi khám đo ctc còn 11.5mm nguy cơ sinh non là bao nhiêu % ạ

5 bình luận

mỗi thai phụ có đáp ứng khác nhau, nên không thể đưa ra con số % chính xác tuyệt đối, mà cần theo dõi sát và xử lý kịp thời.

1 tuần trước
Thích
Trả lời

khả năng rất cao á bạn

3 tuần trước
Thích
Trả lời

Chào mẹ

Với tiền sử sinh non 21 tuần, hiện tại thai 24 tuần, đã khâu eo cổ tử cung nhưng chiều dài cổ tử cung chỉ còn 11.5mm thì nguy cơ sinh non là rất cao. Theo nhiều nghiên cứu, khi chiều dài cổ tử cung <15mm sau khâu eo (đặc biệt dưới 13mm), nguy cơ sinh non trước 32 tuần có thể lên tới 50–70%, và trước 28 tuần là khoảng 30–40%. Tuy nhiên, không thể đưa ra con số chính xác tuyệt đối vì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như tình trạng gò tử cung, hở trong ống cổ tử cung, nhiễm trùng, và đáp ứng với các biện pháp hỗ trợ hiện tại.

Trường hợp này vợ bạn cần theo dõi rất sát: nghỉ ngơi tuyệt đối, dùng thuốc giảm gò nếu có cơn co, tiêm trưởng thành phổi (khi có chỉ định của bác sĩ), theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng, và có thể nhập viện theo dõi nếu cần. Đây là giai đoạn ngưỡng sống (viability), nên mọi cố gắng để giữ thai thêm vài tuần nữa sẽ rất giá trị.

Chúc mẹ khỏe mạnh.

BS Hoàng Hải.

3 tuần trước
Thích
Trả lời

theo mình thì là rất cao nhé bạn, này đến phòng khám ngay nếu gặp vấn đề nhé

3 tuần trước
Thích
Trả lời
Với tiền sử sinh non và cổ tử cung ngắn 11.5mm ở tuần 24, nguy cơ sinh non của vợ bạn là rất cao. Cần theo dõi sát sao và tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ:

Việc khâu eo cổ tử cung đã được thực hiện là một biện pháp can thiệp quan trọng để giảm nguy cơ sinh non. Tuy nhiên, với chiều dài cổ tử cung ngắn như vậy, bạn cần đặc biệt lưu ý:

  • Nghỉ ngơi tuyệt đối: Hạn chế tối đa vận động, tránh đi lại nhiều, không làm việc nặng.
  • Uống thuốc đầy đủ: Tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là các thuốc giảm co.
  • Theo dõi các dấu hiệu sinh non: Đau bụng từng cơn, ra dịch âm đạo bất thường (nhiều hơn, màu sắc khác lạ), cảm giác nặng bụng dưới. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào, cần đến bệnh viện ngay lập tức.
  • Khám thai thường xuyên: Tái khám đúng hẹn để bác sĩ theo dõi chiều dài cổ tử cung và tình trạng thai nhi. Ngoài ra, bạn có thể hỏi bác sĩ về việc sử dụng progesterone để hỗ trợ duy trì thai kỳ. Chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng, cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để thai nhi phát triển tốt. Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng cũng góp phần quan trọng vào việc kéo dài thai kỳ.
3 tuần trước
Thích
Phản hồi
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo