Có phải khi con chó có biểu hiện dại như gầm gừ chảy dãi thì nó căn mình mới truyền virut dại đúng không hay lúc nó chưa có triệu chứng gì mà nó có
... Xem thêmCúm a test có lên 2 vạch không?
Khi dịch bệnh cúm A nói riêng và cúm mùa nói chung xuất hiện cũng là lúc mọi biểu hiện cảm cúm dù nhỏ nhất cũng có thể khiến chúng ta lo lắng. Khi phát hiện mình có triệu chứng cúm việc cần làm là xác định xem mình có mắc cúm A không để có biện pháp điều trị và cách ly thích hợp. Vậy khi bị cúm a test có lên 2 vạch không? Cách nào đem lại độ chính xác cao nhất?…là điều mà những ai đang có triệu chứng bệnh đều băn khoăn.
1. Cúm mùa, cúm A là gì?
Cúm mùa là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus gây nên, thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, thời tiết trở lạnh, nhưng đôi khi cũng có thể xuất hiện trái mùa. Ngoài virus cúm A được biết đến là loại virus cúm mùa phổ biến nhất thì còn các loại virus cúm khác là virus cúm B và C.
Virus cúm A và B là 2 loại virus phổ biến nhất gây ra bệnh cúm ở nhiều nước, điển hình như nước ta và cũng từng tạo ra các đợt bùng phát dịch trên diện rộng. Do có khả năng thay đổi, thích nghi và biến chủng nhanh từ mùa cúm này sang mùa cúm khác nên virus cúm A thường hay xuất hiện vào dịch cúm mùa.
1.1 Biểu hiện
Các triệu chứng do cúm A hơi giống triệu chứng cảm lạnh thông thường ở mức độ nặng hơn. Cảm lạnh thường không gây đau nhức hoặc sốt cao cho người bệnh nhưng nếu mắc cúm A, người bệnh có thể có một số hoặc đồng thời tất cả các triệu chứng dưới đây:
– Sốt cao trên 38,5 độ và ớn lạnh
– Đau nhức đầu, đau mỏi cơ, chân tay
– Luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không muốn hoạt động nhiều
– có tình trạng hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
– Ho, đau họng, cảm thấy khó ăn uống
– Buồn nôn, nôn, có thể đi kèm cả tiêu chảy
Sốt và các triệu chứng đi kèm của cúm A thường sẽ kéo dài trong vòng 1 tuần với người bình thường và khoảng 2 tuần với những người có sức đề kháng và thể trạng yếu. Tuy nhiên, khi phát hiện triệu chứng sốt và mệt kéo dài quá 2 ngày và có chiều hướng trở nặng, người bệnh nên tới cơ sở y tế để được thăm khám và có hướng điều trị hợp lý.
Nếu để bệnh kéo dài, trở nặng có thể gây các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, suy hô hấp, viêm tai, viêm não, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
1.2 Sự lây lan của cúm A
Vi rút cúm A có thể dễ dàng lây lan giữa người với người giống như cách lây lan của cúm thông thường, tương tự như phương thức lây bệnh của Covid. Các phương thức lây truyền bao gồm: qua các giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Thậm chí sờ vào miệng hoặc mũi sau khi tay tiếp xúc với một bề mặt có virus trên đó cũng là 1 phương thức nhiễm bệnh. Vì lây truyền rất dễ dàng nên việc dùng chung đồ dùng, ly uống nước, hoặc bàn chải đánh răng với người bệnh cần phải hạn chế hoàn toàn.
2. Phòng bệnh cúm A
Để phòng ngừa cúm A, cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:
– Đảm bảo vệ sinh cá nhân như: rửa tay thường xuyên, tránh sờ tay lên mắt và mũi, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, đeo khẩu trang khi ra đường và tiếp xúc với người khác, tránh đám đông lớn,…
– Tiêm vacxin cúm định kì: trẻ em từ 6 tháng tuổi và cả người lớn đều nên tiêm vacxin phòng cúm nhắc lại hàng năm để duy trì và nâng cao khả năng bảo vệ của cơ thể trước sự đột biến của virus cúm sau mỗi năm.
-Ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, sức khỏe toàn diện, ngăn ngừa nhiễm virus cúm.
– Thường xuyên vệ sinh, khử trùng các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa, tạo môi trường thoáng mát cho nơi ở, lớp học, phòng làm việc.
– Những trường hợp có triệu chứng sốt cao, khó thở cần chủ động cách ly, đeo khẩu trang để phòng tránh lây lan và đến cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị bệnh dứt điểm.
3. Cúm a test có lên 2 vạch không? Test cúm A bằng cách nào?
3.1 Khi nào nên test cúm A
Nếu trong giai đoạn dịch bệnh cúm mùa đang bùng phát, việc xét nghiệm cúm A nên thực hiện khi:
– Tiếp xúc gần trong một khoảng thời gian cùng người nhiễm bệnh và có dấu hiệu sốt.
– Nghi ngờ nhiễm bệnh và có triệu chứng: sốt cao, đau họng, ho, gai người,… Nếu có biểu hiện viêm đường hô hấp, suy hô hấp cũng có thể là biến chứng do nhiễm cúm A.
– Phụ nữ có ý định mang thai
– Không biết đã tiếp xúc nguồn lây, người bệnh nhưng bị sốt rét, gai người, mệt mỏi uể oải.
3.2 Test cúm A bằng cách nào cho kết quả chính xác?
Test cúm A bao lâu có kết quả? Các chuyên gia y tế cho biết, tùy thuộc vào loại xét nghiệm cúm A mà thời gian có kết quả cũng sẽ khác nhau, cụ thể:
- Phương pháp xét nghiệm RT-PCR: Cho kết quả sau khoảng 4-6 giờ thực hiện.
- Phương pháp xét nghiệm nhanh RIDs: Cho kết quả nhanh nhất với khoảng 10-15 phút sau thực hiện.
- Đối với các phương pháp test cúm A còn lại: Thời gian cho kết quả sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, chất lượng mẫu bệnh phẩm,…
Cúm A tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm, dễ lây lan cộng đồng nên việc xét nghiệm cúm A khi có triệu chứng là cách tốt nhất để giúp bảo vệ sức khỏe cho bản thân và bảo vệ cộng đồng trước nguy cơ các chủng virus cúm diễn biến bất thường như hiện nay.
Cúm a test có lên 2 vạch không? Hi vọng bài viết trên giúp bạn hiểu rõ về cúm A
2 bình luận
Mới nhất
Chia sẻ rất hữu ích
Cảm ơn bạn chia sẻ