backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Hội chứng thận hư ở trẻ em

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 11/05/2020

Hội chứng thận hư ở trẻ em

Tìm hiểu chung

Hội chứng thận hư ở trẻ em là tình trạng gì?

Hội chứng thận hư là một tình trạng gây ra do thận để rò rỉ một lượng lớn protein vào nước tiểu. Điều này có thể dẫn đến một loạt các vấn đề, bao gồm sưng phù các mô trong cơ thể và cơ hội nhiễm trùng cao.

Các đặc tính khác của bệnh này bao gồm:

  • Phù chân, mắt cá chân, bàn chân và mặt
  • Cholesterol cao
  • Triglycerid cao

Hội chứng thận hư không phải là một căn bệnh. Nguyên nhân gây ra hội chứng này là do các bệnh làm tổn thương các mạch máu của thận.

Mức độ phổ biến của hội chứng thận hư ở trẻ em

Khoảng 1/50.000 trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh này mỗi năm. Mặc dù hội chứng thận hư có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng tình trạng này thường được chẩn đoán đầu tiên ở trẻ em trong độ tuổi từ 2-5 tuổi. Hội chứng này  ảnh hưởng đến bé trai nhiều hơn bé gái. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng thận hư ở trẻ em là gì?

Các triệu chứng phổ biến của hội chứng thận hư trẻ em là:

  • Sưng (phù) ở mắt cá chân, bàn chân và xung quanh mắt
  • Bọt trong nước tiểu
  • Cân nặng tăng do chất lỏng tích tụ trong cơ thể
  • Mệt mỏi
  • Mất cảm giác thèm ăn
  • Cholesterol và triglyceride cao
  • Con bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Khi nào con bạn cần gặp bác sĩ?

    Nếu con bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

    Nguyên nhân

    Nguyên nhân nào gây ra hội chứng thận hư ở trẻ em?

    Thận được cấu tạo bởi các mạch máu nhỏ, được gọi là tiểu cầu thận. Khi máu di chuyển qua các mạch này, nước và chất thải dư thừa được lọc qua nước tiểu. Protein và các chất khác mà cơ thể cần được giữ lại trong máu.

    Hội chứng thận hư xảy ra khi các tiểu cầu thận bị hư và không thể lọc máu đúng cách. Tổn thương các mạch máu cho phép các protein rò rỉ vào nước tiểu.

    Albumin là một trong những protein bị mất qua nước tiểu. Albumin giúp kéo các chất lỏng dư thừa trong cơ thể vào thận. Chất lỏng này sau đó được loại bỏ qua nước tiểu. Nếu không có albumin, cơ thể sẽ giữ lại lượng nước dư thừa. Điều này gây ra sưng (phù) ở chân, bàn chân, mắt cá chân và mặt.

    Một số tình trạng gây ra hội chứng thận hư chỉ ảnh hưởng đến thận. Chúng được gọi là những nguyên nhân nguyên phát của hội chứng thận hư, bao gồm:

    • Bệnh xơ hóa cầu thận khu trú từng phần: là tình trạng trong đó các cầu thận bị sẹo hóa do một khiếm khuyết di truyền hoặc không rõ nguyên nhân.
    • Bệnh cầu thận màng: là bệnh làm cho  màng của các cầu thận dày lên. Nguyên nhân gây màng dày lên không rõ, nhưng nó có thể xảy ra cùng với các bệnh lupus, viêm gan B, bệnh sốt rét hoặc ung thư.
    • Tổn thương tối thiểu: trong tình trạng này, các mô thận trông bình thường dưới kính hiển vi, nhưng vì một lý do chưa rõ, thận không lọc đúng cách.
    • Tắc tĩnh mạch thận: trong rối loạn này, một cục huyết khối bị tắc nghẽn trong tĩnh mạch đưa máu ra khỏi thận.

    Các bệnh khác gây ra hội chứng thận hư ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Chúng được gọi là nguyên nhân thứ phát của hội chứng thận hư, bao gồm:

    • Tiểu đường. Trong bệnh này, lượng đường trong máu không được kiểm soát làm tổn thương các mạch máu trên khắp cơ thể, kể cả ở thận.
    • Lupus. Lupus là bệnh tự miễn gây viêm ở các khớp, thận và các cơ quan khác.
    • Tích đạm trong cơ thể. Bệnh hiếm gặp này gây ra do tích tụ amyloid protein trong các cơ quan. Amyloid có thể tích tụ và làm tổn thương thận.

    Một số loại thuốc, bao gồm thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) cũng liên quan đến hội chứng thận hư.

    Nguy cơ mắc phải

    Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bị hội chứng thận hư thời trẻ em?

    Tình trạng này có xu hướng phổ biến hơn ở những gia đình có tiền sử dị ứng hoặc người châu Á, mặc dù không rõ lý do tại sao. Vui lòng tham khảo với bác sĩ để biết thêm thông tin.

    Chẩn đoán & điều trị

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chẩn đoán hội chứng thận hư trẻ em ?

    Hội chứng thận hư thường được chẩn đoán sau khi nhúng một que thử vào một mẫu nước tiểu. Nếu nước tiểu chứa một lượng lớn protein, que thử sẽ đổi màu.

    Xét nghiệm máu cho thấy nồng độ albumin thấp, từ đó bác sĩ sẽ dễ chẩn đoán tình trạng hơn.

    Trong một số trường hợp, khi điều trị ban đầu không hiệu quả, trẻ có thể cần làm sinh thiết thận. Một mẫu rất nhỏ của mô thận được lấy ra bằng một cây kim và quan sát dưới kính hiển vi.

    Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng thận hư trẻ em?

    Phương pháp chính giúp điều trị hội chứng thận hư ở trẻ em là dùng steroid, nhưng các phương pháp điều trị bổ sung cũng có thể được sử dụng nếu trẻ phát triển các tác dụng phụ đáng kể.

    Hầu hết trẻ bị tái phát cho đến tuổi thiếu niên và cần sử dụng steroid khi bệnh tái phát.

    Trẻ có thể được giới thiệu đến bác sĩ thận chuyên nhi để kiểm tra và điều trị chuyên khoa.

    Steroid

    Trẻ được chẩn đoán mắc hội chứng thận hư lần đầu tiên thường được kê toa ít nhất một đợt prednisolone thuốc steroid kéo dài 4 tuần, theo sau là liều thấp hơn mỗi hai ngày trong 4 tuần nữa.

    Phương pháp này giúp ngừng rò rỉ protein từ thận của trẻ vào nước tiểu.

    Khi prednisolone được kê toa  trong một thời gian ngắn, thường không có tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc lâu dài, mặc dù một số trẻ có thể gặp:

    • Tăng cảm giác ngon miệng
    • Tăng cân
    • Má đỏ
    • Thay đổi tâm trạng

    Hầu hết trẻ đáp ứng tốt với điều trị bằng prednisolone,  protein thường biến mất khỏi nước tiểu và tình trạng sưng giảm trong vòng vài tuần. Giai đoạn này được gọi là thuyên giảm.

    Thuốc lợi tiểu

    Thuốc lợi tiểu, hoặc “thuốc nước’, cũng có thể được kê toa để giảm các chất lỏng tích tụ. Chúng làm tăng sản xuất nước tiểu.

    Penicillin

    Penicillin là một loại kháng sinh có thể được kê toa khi bệnh tái phát để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

    Thay đổi chế độ ăn uống

    Trẻ có thể được khuyên giảm lượng muối trong chế độ ăn uống để ngăn chặn giữ nước và phù nề thêm. Bạn nên cho trẻ tránh các thực phẩm chế biến và không thêm muối vào đồ  ăn.

    Tiêm chủng

    Trẻ mắc hội chứng thận hư nên được tiêm vắc xin phế cầu khuẩn. Một số trẻ cũng có thể được đề nghị tiêm chủng varicella (trái rạ) giữa các lần tái phát.

    Vắc xin sống như MMR, thủy đậu và BCG, không nên dùng trong khi trẻ đang dùng thuốc để kiểm soát các triệu chứng.

    Thuốc bổ sung

    Các loại thuốc khác có thể được sử dụng hỗ trợ hoặc thay thế steroid nếu các triệu chứng của trẻ không thuyên giảm với steroid hoặc trẻ có các tác dụng phụ đáng kể.

    Các thuốc bổ sung có thể được sử dụng bao gồm:

    Albumin tiêm truyền

    Hầu hết các protein bị mất trong hội chứng thận hư là albumin. Nếu các triệu chứng của trẻ  nghiêm trọng, trẻ có thể được nhập viện để được truyền albumin.

    Albumin được truyền chậm vào máu trong vòng vài giờ qua ống thông, được đưa vào tĩnh mạch ở cánh tay của trẻ.

    Những trẻ được sinh ra với hội chứng thận hư (hội chứng thận hư bẩm sinh), có thể cần ghép thận sau này.

    Chế độ sinh hoạt phù hợp

    Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn kiểm soát hội chứng thận hư trẻ em?

    Nếu trẻ đã được chẩn đoán mắc hội chứng thận hư, bạn cần phải theo dõi tình trạng của trẻ hàng ngày để kiểm tra các dấu hiệu tái phát.

    Bạn cần sử dụng một que thăm để kiểm tra protein trong nước tiểu của trẻ mỗi sáng sớm.

    Kết quả kiểm tra que thăm được ghi nhận như sau:

    • Âm tính – 0mg protein niệu mỗi một phần mười lít nước tiểu (mg/dl)
    • Vệt – 15-30mg / dl
    • 1+ – 30-100mg / dl
    • 2+ – 100-300mg / dl
    • 3+ – 300-1000mg / dl
    • 4+ – trên 1000mg / dl

    Kết quả mỗi ngày cần được ghi lại trong cuốn nhật ký cho bác sĩ hoặc y tá chuyên khoa theo dõi trong các buổi hẹn khám và điều trị ngoại trú.

    Bạn cũng nên lưu ý liều lượng của tất cả các loại thuốc trẻ đang dùng và lưu ý mọi biểu hiện như trẻ có cảm thấy khỏe không.

    Nếu que thăm lượng protein trong nước tiểu chỉ  3+ hoặc hơn trong 3 ngày liên tiếp, điều này có nghĩa là bệnh của trẻ bị tái phát.

    Nếu điều này xảy ra, bạn cần làm theo các hướng dẫn cho trẻ bắt đầu sử dụng steroid hoặc liên hệ với bác sĩ.

    Bạn nên tìm tư vấn y tế ngay lập tức nếu:

    • Trẻ tiếp xúc với người bị bệnh thủy đậu hoặc sởi và bác sĩ đã lưu ý là trẻ không miễn nhiễm với những bệnh này
    • Trẻ không khỏe hoặc bị sốt
    • Trẻ bị tiêu chảy hay nôn.

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

    Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tác giả:

    Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

    Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


    Ngày cập nhật: 11/05/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo