backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Giảm viêm bằng việc kích thích dây thần kinh phế vị

Tác giả: Bác sĩ thể thao Morteza Tafakory · Khoa học thể thao · Tafakory Therapy & Trainer


Ngày cập nhật: 03/09/2020

    Giảm viêm bằng việc kích thích dây thần kinh phế vị

    Dây thần kinh phế vị là dây thực vật phó giao cảm lớn nhất của cơ thể, nó truyền các tín hiệu từ não tới các cơ quan chủ chốt. Việc kích thích dây thần kinh phế vị có thể làm cơ thể giảm tiết ra các protein cytokine, nhờ đó giúp giảm được tổn thương và sưng tấy các khớp.

    Phản ứng viêm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và tồn tại của nhiều căn bệnh và có thể giúp giảm cơn đau mãn tính. Trong nhiều trường hợp, viêm là phản ứng của cơ thể khi bạn căng thẳng. Do đó, giảm phản ứng “chiến hay chạy’ trong hệ thần kinh và giảm các dấu hiệu sinh học gây căng thẳng cũng có thể làm giảm viêm.

    Thông thường, bác sĩ sẽ kê cho bạn toa thuốc để giúp giảm viêm. Ngày nay, theo nhiều bằng chứng, một cách khác để chống viêm là nuôi dưỡng tế bào và cải thiện thành thần kinh phế vị thông qua các thói quen hàng ngày như yoga và thiền định. Trong trường hợp viêm nhiễm nặng hơn (chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp), bạn có thể sử dụng thiết bị cấy ghép để kích thích dây thần kinh phế vị.

    Dây thần kinh phế vị còn được gọi là “dây thần kinh lang thang”, vì nó có nhiều nhánh tách ra từ hai thân dày bắt nguồn từ tiểu não và cuống não. Dây thần kinh này đi đến nội tạng thấp nhất trong bụng, tim và hầu hết các cơ quan quan trọng trên đường đi của nó. Vagus (thần kinh phế vị) có nghĩa là “lang thang” trong tiếng Latin.

    Năm 1921, Otto Loewi, một nhà sinh lý học người Đức, đã phát hiện việc kích thích dây thần kinh phế vị giúp giảm nhịp tim (kích thích bằng chất mà ông tạo ra có tên Vagusstoff – tiếng Đức có nghĩa là “phế vị chất”). Chất này sau này được xác định là acetylcholine và trở thành chất dẫn truyền thần kinh đầu tiên.

    Vagusstoff (acetylcholine) giống như thuốc an thần, bạn có thể hít vài hơi dài khi dùng. Thuốc tác động nhẹ đến thần kinh phế vị, có thể tạo ra trạng thái an tâm trong khi làm quen với phản ứng viêm.

    Dây thần kinh phế vị là thành phần chính của hệ thống thần kinh giao cảm, điều chỉnh các phản ứng “nghỉ ngơi và và thanh lọc cơ thể” hoặc “hướng tới và cư xử tốt”. Mặt khác, để duy trì sự cân bằng nội mô, hệ thống thần kinh giao cảm sẽ thúc đẩy phản ứng “chiến hay chạy”.

    Thần kinh phế vị khỏe mạnh là một phần của vòng lặp phản hồi được liên kết với các cảm xúc tích cực.

    Dây thần phế vị khỏe mạnh là khi nhịp tim tăng nhẹ khi bạn hít vào và giảm lúc thở ra. Hơi thở cơ hoành sâu (một hơi thở dài, chậm) là chìa khóa để kích thích thần kinh phế vị và làm chậm nhịp tim cũng như huyết áp, đặc biệt là trong những lúc lo lắng.

    Chỉ số dây thần kinh phế vị cao liên quan đến thể chất và tâm lý. Ngược lại, chỉ số dây thần kinh phế vị thấp có liên quan đến viêm, trầm cảm, tâm trạng tiêu cực, cô đơn, đau tim và đột quỵ.

    Theo một nghiên cứu năm 2010 xuất bản trong Psychological Science với tên: “Cảm xúc tích cực xây dựng sức khỏe thể chất: Nhận thức tích cực kết nối các giao tiếp xã hội và hòa quyện giữa cảm xúc tích cực và dây thần kinh phế vị’, các chuyên gia đã đưa ra một vài ý kiến và nhận định. Trong nghiên cứu này, Barbara Fredrickson và Bethany Kok thuộc trường Đại học North Carolina ở Chapel Hill đã tìm hiểu dây thần kinh phế vị và phát hiện ra rằng chỉ số phế vị cao là một phần của vòng lặp phản hồi giữa cảm xúc tích cực, sức khỏe thể chất và kết nối xã hội tích cực.

    Nghiên cứu của họ cho thấy rằng những cảm xúc tích cực, kết nối xã hội mạnh mẽ và sức khỏe thể chất ảnh hưởng lẫn nhau trong vòng lặp phản hồi, theo mô hình xoắn ốc tự duy trì mà các nhà khoa học mới bắt đầu nắm rõ gần đây.

    Trong thí nghiệm này, Frederickson và Kok đã sử dụng kỹ thuật thiền định để giúp những người tham gia cảm thấy tốt hơn trong việc tự tạo ra những cảm xúc tích cực. Tuy nhiên, họ cũng thấy rằng những phản ánh đơn giản trên các mối quan hệ xã hội tích cực và nỗ lực để cải thiện sự gắn bó của người bệnh cũng tạo nên nhiều tác động tốt trong dây thần kinh phế vị.

    Vào năm 2014, một bài đăng trên Psychology Today dựa trên những phát hiện của các nhà nghiên cứu ở Thụy Sĩ với tiêu đề “Làm thế nào để dây thần kinh phế vị truyền tải được bản năng vào não?” đã xác định cách dây thần kinh phế vị truyền tải cảm giác lo âu và sợ hãi đến não. Ngoài ra, các nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm cho thấy căng thẳng và trầm cảm có liên quan đến việc điều chỉnh hệ miễn dịch, bao gồm tăng sản xuất các cytokine gây viêm.

    Khi dùng cho bệnh nhân hoặc động vật thí nghiệm, các cytokine có khả năng gây ra các triệu chứng trầm cảm điển hình. Do đó một số tình trạng như tâm trạng kém, uể oải, thiếu động lực có thể là do mức độ cao của các protein cytokine.

    Kích thích thần kinh phế vị (VNS) giảm đáng kể viêm khớp

    Gần đây, một nhóm nghiên cứu quốc tế từ Amsterdam và Mỹ đã tiến hành một thử nghiệm lâm sàng cho thấy kích thích thần kinh phế vị qua một thiết bị cấy ghép nhỏ giúp giảm đáng kể tình trạng viêm và cải thiện kết quả cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp bằng cách ức chế sản xuất cytokine.

    Viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm mạn tính ảnh hưởng đến khoảng 1,3 triệu người ở Hoa Kỳ và tốn hàng chục tỷ đô la chi phí điều trị mỗi năm.

    Các nhà thần kinh học và chuyên gia miễn dịch tham gia vào nghiên cứu này sử dụng công nghệ tiên tiến để tạo bản đồ mạch thần kinh điều chỉnh tình trạng viêm. Hệ thống mạch (gọi là “phản xạ viêm’) hoạt động trong dây thần kinh phế vị nhằm ức chế sự sản xuất các cytokine gây viêm.

    Nghiên cứu được thực hiện tháng 7 năm 2016 với tiêu đề: “Kích thích thần kinh phế vị để ức chế sự sản xuất cytokine và làm suy giảm viêm khớp dạng thấp’ đã được Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (PNAS) công bố và sẽ được xuất bản trong một ấn bản sắp tới.

    Đây là nghiên cứu đầu tiên được thực hiện để làm giảm các triệu chứng viêm khớp dạng thấp bằng cách kích thích dây thần kinh phế vị thông qua một thiết bị cấy ghép nhỏ, kích hoạt phản ứng dây chuyền làm giảm nồng độ cytokine và viêm. Mặc dù nghiên cứu này tập trung vào viêm khớp dạng thấp, kết quả của thử nghiệm còn cho thấy nó có thể có tác động khả quan lên bệnh nhân mắc các bệnh viêm nhiễm khác, bao gồm Parkinson, Crohn và Alzheimer.

    Theo Paul-Peter Tak của Khoa miễn dịch lâm sàng và bệnh thấp khớp của Trung tâm y khoa học thuật tại Đại học Amsterdam, nhà nghiên cứu và là tác giả chính của bài báo, đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá liệu kích thích trực tiếp phản xạ viêm cùng thiết bị điện tử cấy ghép có thể điều trị viêm khớp dạng thấp ở người hay không. Trước đây, các nhà nghiên cứu đã xác định phản xạ viêm có thể làm giảm viêm trong các mô hình động vật và các mô hình in vitro của viêm khớp dạng thấp, cũng như các bệnh viêm nhiễm miễn dịch qua trung gian khác.

    Những phát hiện này cho thấy một cách tiếp cận mới để chống lại các chứng bệnh hiện đang được điều trị bằng những loại thuốc tương đối đắt tiền kèm theo một loạt các tác dụng phụ. Kích thích dây thần kinh phế vị mang đến một phương thức hiệu quả hơn để cải thiện cuộc sống của những người mắc bệnh viêm mạn tính.

    Kết luận: Kích thích dây thần kinh phế vị thay thế thuốc điều trị viêm

    Theo Kevin J. Tracey, chủ tịch và giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu y học Feinstein, đây là một bước đột phá thực sự để giúp những người bị bệnh viêm. Trước đây, đã có nhiều mô hình nghiên cứu viêm trên động vật, nhưng không có bằng chứng cho thấy kích thích điện từ dây thần kinh phế vị thực sự có thể ức chế sự sản sinh cytokine và làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh ở người. Tuy nhiên, nghiên cứu này sẽ thay đổi cách chúng ta nhìn nhận y học hiện đại. Với một chút hỗ trợ, hệ thần kinh có thể tạo ra những loại thuốc để giúp cơ thể tự lành.

    Kích thích dây thần kinh phế vị mang lại những lợi thế đáng kể bên cạnh việc sử dụng thuốc, chẳng hạn như chi phí thấp hơn và ít tác dụng phụ hơn.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tác giả:

    Bác sĩ thể thao Morteza Tafakory

    Khoa học thể thao · Tafakory Therapy & Trainer


    Ngày cập nhật: 03/09/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo