Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đa hồng cầu (PV) là một căn bệnh về máu khiến cơ thể tạo ra quá nhiều tế bào hồng cầu. Hệ quả là máu của bạn trở nên quá đặc, kéo theo hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
PV làm tăng nguy cơ cục máu đông bất thường, có thể dẫn đến đột quỵ. Bệnh này thường gặp nhất ở những người từ 60 tuổi trở lên. Vậy bệnh đa hồng cầu là gì và những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
Đa hồng cầu là một bệnh về máu hiếm gặp, trong đó tủy xương tạo ra quá nhiều tế bào hồng cầu, dẫn đến máu đặc hơn, làm chậm dòng chảy của máu và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như cục máu đông. Những người bị bệnh đa hồng cầu có sự gia tăng hematocrit, huyết sắc tố hoặc số lượng hồng cầu vượt quá giới hạn bình thường.
Bệnh đa hồng cầu thường được báo cáo dưới dạng tăng hematocrit (hematocrit là tỷ lệ thể tích của hồng cầu so với tổng thể tích máu) hoặc nồng độ hemoglobin (hemoglobin là một protein chịu trách nhiệm vận chuyển oxy trong máu). Bệnh nhân đa hồng cầu sẽ có:
Bệnh đa hồng cầu được chia thành hai loại: nguyên phát và thứ phát.
Ở giai đoạn đầu, đa hồng cầu thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Khi bệnh tiến triển, sẽ có vài dấu hiệu đặc trưng như:
PV là một tình trạng mạn tính không có cách chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, việc điều trị có thể giúp bạn kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Bác sĩ sẽ xây dựng một kế hoạch điều trị cho bạn dựa trên nguy cơ phát triển cục máu đông.
Điều trị cho những người có nguy cơ thấp
Phác đồ điều trị điển hình cho những người có nguy cơ đông máu thấp bao gồm hai phương pháp: Dùng aspirin và thủ thuật gọi là phlebotomy.
Điều trị cho những người có nguy cơ cao
Ngoài aspirin và phlebotomy, những người có nguy cơ đông máu cao cần được điều trị chuyên sâu hơn, chẳng hạn như dùng kết hợp nhiều loại thuốc:
Phương pháp điều trị liên quan
Bác sĩ cũng có thể chỉ đinh các phương pháp điều trị khác cho bạn. Mục tiêu là giúp giảm ngứa – một vấn đề dai dẳng và khó chịu đối với nhiều người bị PV. Những phương pháp điều trị này thường là:
Bác sĩ sẽ nói chuyện với bạn về các lựa chọn điều trị tốt nhất cho bạn.
Không có cách nào trị dứt được bệnh. Đây là một bệnh mạn tính tiến triển theo thời gian, nhưng bạn có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh bằng cách chăm sóc y tế và chữa trị thích hợp. Nếu bệnh nhân “lờ” đi các dấu hiệu đa hồng cầu hoặc có hướng điều trị không đúng đắn, bệnh có nguy cơ biến chứng thành một dạng ung thư máu nguy hiểm đến tính mạng.
Tiên lượng cho bệnh:
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!