Làm xét nghiệm máu là cách duy nhất giúp bạn biết được mình thuộc nhóm máu gì và có phải là nhóm máu hiếm hay không.

Mang nhóm máu hiếm nhất sẽ có rủi ro gì?
Khi đã biết nhóm máu nào hiếm nhất, bạn nên quan tâm hơn đến những rủi ro có thể gặp phải khi mang một trong các nhóm máu hiếm.
Cụ thể như sau:
Ảnh hưởng đến thai kỳ
Phụ nữ mang thai luôn được làm xét nghiệm máu để biết nhóm máu chính xác. Nếu người mẹ sở hữu yếu tố Rh âm tính (-) nhưng đứa trẻ lại thừa hưởng nhóm máu Rh dương tính (+) từ cha, thì sẽ gặp phải tình trạng bất đồng nhóm máu Rh.
Nếu không được điều trị, tình trạng này sẽ gây thiếu máu tan máu cho thai nhi và trẻ sơ sinh. Bởi lúc này, cơ thể mẹ sẽ phản ứng với Rh (+) trong máu con và tạo ra các kháng thể tấn công vào máu của con.
Để ngăn ngừa phản ứng này, phụ nữ mang thai có nhóm máu Rh (-) sẽ được dùng một loại thuốc gọi là Rh immunoglobulin (RhIg).
Truyền máu, hiến máu
Nếu mang nhóm máu hiếm nhất hoặc có yếu tố Rh (-), bạn nên liên hệ với hội nhóm những người có cùng nhóm máu với mình để có thể cho và/hoặc nhận máu khi cần thiết.
Bởi vì cơ thể sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào máu lạ nên việc nhận máu không đúng nhóm máu theo hệ thống ABO sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Chẳng hạn, máu nhóm B sẽ không bao giờ được truyền cho người có nhóm máu A và ngược lại.
Vì vậy, bạn có thể nhận máu từ người hiến có cùng nhóm máu hoặc có nhóm máu tương thích.
Cụ thể như sau:
- Nếu bạn có nhóm máu A (+): Bạn có thể nhận máu từ người hiến tặng có nhóm máu A (+), A (-), O (+) hoặc O (-).
- Nếu bạn có nhóm máu A (-): nhận máu từ người có A (-) hoặc O (-).
- Nếu bạn có nhóm máu B (+): nhận máu từ người có B (+), B (-), O (+) hoặc O (-).
- Nếu bạn có nhóm máu B (-): nhận máu từ người có B (-) hoặc O (-).
- Nếu bạn có nhóm máu AB (+): Bạn có thể nhận bất kỳ nhóm máu nào (người nhận chung).
- Nếu bạn có nhóm máu AB (-): nhận máu từ người có AB (-), A (-), B (-) hoặc O (-).
- Nếu bạn có nhóm máu O (+): nhận máu từ người hiến tặng có O (+) hoặc O (-).
- Nếu bạn có nhóm máu O (-): Bạn chỉ có thể nhận được máu của người hiến tặng cùng nhóm O (-).

Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!