backup og meta

Tái dương tính và tái nhiễm COVID-19: Trường hợp nào cần được điều trị?

Bạn đang cần các sản phẩm này? Hãy đặt mua thông qua đường dẫn trên trang nhé! Hoàn toàn không thêm phụ phí và bạn cũng giúp chúng tôi có một khoản hoa hồng nhỏ. Tìm hiểu ngay về hệ thống liên kết của chúng tôi tại đây!

Tái dương tính và tái nhiễm COVID-19: Trường hợp nào cần được điều trị?

Ngày nay, trước sự lây lan nhanh chóng của biến chủng Omicron, nhiều người đã từng bị COVID-19 lại có kết quả xét nghiệm dương tính một lần nữa. Vậy, đây là tình trạng tái nhiễm hay tái dương tính? Sự khác biệt giữa 2 khái niệm này là gì? Giữa tái dương tính và tái nhiễm COVID-19, trường hợp nào cần được điều trị?

Những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi sẽ giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề tái dương tính và tái nhiễm COVID-19, trường hợp nào cần được điều trị?

I. Tái dương tính và tái nhiễm: Hiểu thế nào cho đúng? 

Để biết được giữa tái dương tính và tái nhiễm COVID-19, trường hợp nào cần điều trị, thì trước tiên, chúng ta cần phải hiểu rõ khái niệm và phân biệt được tái nhiễm và tái dương tính.

1. Tái dương tính là gì? 

Theo định nghĩa trong một số nghiên cứu, tái dương tính COVID-19 là tình trạng người bệnh có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính – dương tính lẫn lộn nhiều lần trong vòng 90 ngày kể từ lần bị bệnh đầu tiên. Cụ thể hơn, tái dương tính là khi một người bị nhiễm virus SARS-CoV-2, sau quá trình điều trị, test nhanh hoặc xét nghiệm RT-PCR cho ra kết quả âm tính, nhưng sau vài tuần lại có kết quả xét nghiệm RT-PCR dương tính (thường CT trên 30) dù không có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh. 

Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là do độ nhạy của xét nghiệm RT-PCR rất cao có thể cho kết quả dương tính ngay cả khi xét nghiệm test nhanh kháng nguyên cho kết quả âm tính hoặc do chất lượng mẫu bệnh phẩm lấy ở lần làm xét nghiệm RT-PCR trước đó không đạt. Đồng thời, vì virus có thể tồn tại trong cơ thể từ vài tuần cho đến vài tháng sau khi khỏi bệnh, nên xét nghiệm này cho ra kết quả dương tính. Tuy nhiên, khi làm giải trình tự gene virus SARS-CoV-2 của 2 lần dương tính thì cho ra kết quả 2 bộ gene virus giống nhau. Khi đem nuôi cấy, những virus này không còn hoạt động, không có sự nhân lên. Các nhà nghiên cứu khẳng định đây chỉ là các mảnh xác virus còn sót lại.

Hiện nay, tình trạng tái dương tính COVID-19 xảy ra khá phổ biến, với tỷ lệ lên đến 14%. Hiện tượng này có thể xảy ra sau khi khỏi bệnh trong khoảng 90 ngày.

Mời bạn đọc tiếp để biết sự khác biệt giữa tái dương tính và tái nhiễm COVID-19.

tái dương tính và tái nhiễm covid-19 là gì?

2. Tái nhiễm là gì?

Tái nhiễm COVID-19 được định nghĩa là tình trạng một người đã bị nhiễm virus SARS-CoV-2, sau khi khỏi bệnh lại nhiễm virus gây bệnh COVID-19 một lần nữa. Xét nghiệm RT-PCR thường cho kết quả CT thấp hơn 30 ít nhất 2 lần. 

Khi làm giải trình tự gene của virus SARS-CoV-2, kết quả cho thấy 2 bộ gene virus ở 2 lần dương tính là khác nhau, bao gồm cả trường hợp chỉ có một thay đổi trên bộ gene hoặc là trường hợp giải mã gene ra 2 biến chủng khác nhau. Các xét nghiệm sâu hơn còn cho thấy, khi nuôi cấy, những virus này vẫn còn sống, vẫn đang hoạt động và có thể nhân lên. 

Nguyên nhân của trường hợp này là do sau khi khỏi bệnh hoặc sau khi tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng ngừa COVID-19, mặc dù cơ thể đã tạo kháng thể chống lại virus gây bệnh, nhưng lượng kháng thể được sinh ra ở mỗi người là khác nhau. Những người có ít kháng thể, kháng thể không đủ mạnh, bị bệnh nền, cơ địa kém, lại không tuân thủ nghiêm ngặt 5K, thì khi tiếp xúc với F0 do biến chủng mới gây ra, sẽ có nguy cơ cao bị tái nhiễm.

Tình trạng tái nhiễm dễ xảy ra ở những người cao tuổi, người bị bệnh nền như rối loạn hệ miễn dịch, ung thư, tiểu đường, HIV… Những người đã bị COVID-19 nhưng chưa tiêm đủ 2 mũi cũng có nguy cơ cao tái nhiễm.

So với tái dương tính, tỷ lệ tái nhiễm COVID-19 không cao, chỉ khoảng 1%. Tình trạng này thường xảy ra từ 90-295 ngày sau lần xét nghiệm dương tính đầu tiên. 

II. Tái dương tính và tái nhiễm Covid-19: Trường hợp nào cần được điều trị? 

Tái dương tính và tái nhiễm Covid-19: Trường hợp nào cần được điều trị?

1. Tái dương tính

Bởi vì bản chất của tái dương tính là do còn tồn tại các mảnh xác virus trong cơ thể, nên về cơ bản, tình trạng không cần điều trị. Vì các virus bên trong cơ thể người bị tái dương tính không còn sống, nên không phát hiện bất kỳ triệu chứng bệnh nào trong trường hợp này. Cụ thể, tại Việt Nam, những ca tái dương tính đều không có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng nào. Khi nhập viện trở lại, những bệnh nhân này đều khỏe mạnh và không phải điều trị bằng thuốc. Sau một thời gian theo dõi tại bệnh viện, tất cả các kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 đều là âm tính.

Hơn nữa, vì virus không có khả năng lây bệnh, tải lượng virus trong các trường hợp tái dương tính rất thấp nên nguy cơ lây truyền từ người sang người là cực kỳ thấp. Đến nay, chưa có báo cáo nào ghi nhận các trường hợp tái dương tính COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng. 

Trên thế giới cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp tái dương tính. Những ca tái dương này đều không lây nhiễm cho bất kỳ ai. Điển hình là tại Trung Quốc, theo một số nghiên cứu ở những người tái dương, tải lượng virus quá thấp để phân lập được khi nuôi cấy và làm lây nhiễm trong cộng đồng. Tuy nhiên, những nghiên cứu này cũng nêu rõ, cần có sự giám sát liên tục tải lượng virus và nồng độ kháng thể để xây dựng các chính sách phòng chống dịch. Các nghiên cứu chuyên sâu hơn là cần thiết.

2. Tái nhiễm

Vậy, tái dương tính và tái nhiễm Covid-19: Trường hợp nào cần được điều trị?

Các xét nghiệm cho thấy những trường hợp tái nhiễm COVID-19 có lượng virus trong cơ thể vẫn còn hoạt động, sinh sôi và có khả năng gây bệnh cũng như lây nhiễm. Vì vậy, những người bị tái nhiễm cần được điều trị và cách ly nghiêm ngặt.

Mặc dù tỷ lệ tái nhiễm thấp hơn tái dương, sự xuất hiện của các chủng mới có nguy cơ lây nhiễm nhanh khiến tỷ lệ tái nhiễm tăng lên trong thời gian gần đây. Tại New York, Hoa Kỳ, tính đến giữa tháng 2/2022 đã có khoảng 200.000 trường hợp tái nhiễm, chiếm khoảng 4% tổng số ca bị COVID-19.

Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nặng khi tái nhiễm là rất thấp và gần như hiếm có trường hợp tử vong. Phần lớn những ca tái nhiễm đều không có triệu chứng, và tải lượng virus thấp hơn so với lần nhiễm bệnh đầu tiên. Theo các chuyên gia, các triệu chứng tái nhiễm thường sẽ rất nhẹ và nhanh khỏi, thậm chí không có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, khả năng tương tác với bệnh của mỗi người là khác nhau. Người khỏe mạnh và có nhiều kháng thể tốt sẽ có triệu chứng bệnh nhẹ hơn những người khác.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ được giữa tái dương tính và tái nhiễm thì trường hợp nào cần điều trị.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Clinical characteristics of re-positive COVID-19 patients in Huangshi, China: A retrospective cohort study https://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0241896 Ngày truy cập: 22/02/2022

Repositive RT-PCR test in discharged COVID-19 patients during medical isolation observation https://www.medsci.org/v18p2545.htm Ngày truy cập: 22/02/2022

Conundrum of re-positive COVID-19 cases: A systematic review of case reports and case series https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8313065/ Ngày truy cập: 22/02/2022

Low infectious risk of re-positive COVID-19 patients: a single-center study https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1201971221006524 Ngày truy cập: 22/02/2022

COVID-19 Reinfection Data https://coronavirus.health.ny.gov/covid-19-reinfection-data Ngày truy cập: 22/02/2022

Severity of SARS-CoV-2 Reinfections as Compared with Primary Infections https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/nejmc2108120 Ngày truy cập: 22/02/2022

Các ca Covid-19 tái dương tính ở Việt Nam: Chỉ là xác virus, không lây lan! http://soyte.hungyen.gov.vn/portal/pages/print.aspx?p=9139 Ngày truy cập: 22/02/2022

Phiên bản hiện tại

29/04/2023

Tác giả: Minh Châu Văn

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Văn Hoàn

Cập nhật bởi: Linh Nguyễn


Bài viết liên quan

Không chỉ sốt xuất huyết, các bệnh truyền nhiễm do muỗi như virus Zika, sốt rét, viêm não Nhật Bản cũng cần phòng ngừa!

5 lý do nên dùng bộ xét nghiệm nhanh COVID tại nhà trong thời kỳ “bình thường mới”


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Văn Hoàn

Bệnh truyền nhiễm · Đại học Y dược Hải Phòng


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 29/04/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo