Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm peptide natri lợi niệu (Peptide natri lợi niệu tâm nhĩ [ANP], peptide natri lợi niệu não [BNP], peptide natri lợi niệu nhóm C [CNP])
Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm peptide natri lợi niệu (Peptide natri lợi niệu tâm nhĩ [ANP], peptide natri lợi niệu não [BNP], peptide natri lợi niệu nhóm C [CNP])
Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu
NP (peptit natri lợi niệu) là peptit nội tiết-thần kinh chống lại các hoạt động của hệ thống renin-angiotensin. Có ba loại peptit natri lợi niệu chủ yếu: ANP, BNP, và CNP. ANP (peptit natri lợi niệu tâm nhĩ) được tổng hợp tại cơ tim ở tâm nhĩ. Nguồn tạo chính BNP (peptide natri lợi niệu não) là tâm thất tim. CNP (peptit natri lợi niệu nhóm C) đầu tiên được tìm thấy trong hệ thống thần kinh nhưng sau đó người ta phát hiện CNP được sản xuất bởi các tế bào nội mô. Các peptit tim liên tục được tạo ra bởi các tế bào cơ tim với lượng thấp. Tuy nhiên, tốc độ tạo ra các peptit này có thể tăng lên do một loạt các yếu tố liên quan đến thần kinh nội tiết và yếu tố sinh lý, bao gồm cả động lực máu để điều chỉnh thể tích cuối thời kỳ trương tâm và công mà tâm thất phải thực hiện để thắng áp lực. Vì những đặc tính này, BNP và ANP liên quan đến bệnh tăng huyết áp, suy tim, xơ vữa động mạch vàn. ANP và BNP lần lượt được tạo ra giúp giãn nhĩ và giãn thất. Các peptide này gây ra giãn mạch và ức chế sự tiết aldosterone từ tuyến thượng thận và renin từ thận, do đó làm tăng natri thải qua nước tiểu và giảm thể tích máu.
Đặc biệt BNP (peptide natri lợi niệu não) liên quan tới áp lực tâm thất trái. Vì lí do đó, BNP là một chất chỉ thị tốt của bệnh suy tim xung huyết. BNP càng cao, suy tim xung huyết càng nặng. Xét nghiệm này được sử dụng trong trường hợp cấp cướu để hỗ trợ bác sĩ trong chẩn đoán phân biệt suy tim với với khó thở (SOB). Nếu lượng BNP tăng, bệnh nhân khó thở do mắc suy tim xung huyết. Nếu mức BNP bình thường, bệnh nhân khó thở do phổi chứ không phải do tim. Xét nghiệm này đặc biệt hữu ích trong việc đánh giá khó thở ở bệnh nhân bệnh phổi và bệnh tim mãn tính.
Hơn nữa, BNP là một phương pháp tiên lượng hữu ích và được sử dụng trong phân tầng nguy cơ suy tim xung huyết. Bệnh nhân suy tim xung huyết có lượng BNP không trở lại bình thường nhanh sau khi điều trị có nguy cơ tử vong cao trong những tháng sau đó đáng kể hơn so với những người có nồng độ BNP nhanh chóng quay về bình thường sau điều trị. Khi bệnh nhân có dấu hiệu đào thải sớm sau ghép tim, lượng BNP có thể tăng lên.
BNP cũng cao ở bệnh nhân cao huyết áp hệ thống kéo dài và bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tính (MI).
Peptit natri lợi niệu não được sử dụng để xác định và phân loại bệnh nhân bị suy tim sung huyết.
Bệnh nhân có suy tim sung huyết có thể có các triệu chứng:
Xét nghiệm này cũng có thể được thực hiện trong phòng cấp cứu khi bệnh nhân đang nguy kịch và/hoặc có các triệu chứng do suy tim mà bác sĩ lâm sàng cần xác định nhanh xem bệnh nhân có suy tim sung huyết hay một bệnh lý khác.
Nhiều xét nghiệm BNP hay NT-proBNP có thể được thực hiện theo thời gian khi một người đang được điều trị suy tim nhằm theo dõi tác động của điều trị.
Trước khi thực hiện xét nghiệm bạn nên biết:
Trước khi thực hiện xét nghiệm, bạn nên lắng nghe bác sĩ giải thích và hướng dẫn qui trình thực hiện.
Bạn cũng không cần phải nhịn ăn.
Bác sĩ sẽ thu thập mẫu máu từ tĩnh mạch vào ống nghiệm chống đông bằng EDTA (thường là ống nghiệm nắp màu tím).
Chuyên viên y tế lấy máu sẽ:
Sau khi lấy máu bạn cần băng và ép lên vùng chọc tĩnh mạch lấy máu để giúp cầm máu.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Kết quả bình thường:
Kết quả bất thường:
Nồng độ tăng trong các trường hợp:
Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!