Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Bệnh suy tĩnh mạch hay còn gọi suy giãn tĩnh mạch rất phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 1/3 người trưởng thành. Trong số họ, có khoảng 2% sẽ phát triển thành suy tĩnh mạch mạn tính mỗi năm. Tình trạng này gây sưng phù, tê ngứa và đau nhức ở hai chân và bàn chân. Nếu không được điều trị, bệnh suy giãn tĩnh mạch sẽ nặng dần hơn theo thời gian, tăng nguy cơ gây tàn phế.
Vậy suy tĩnh mạch là gì? Làm sao điều trị bệnh hiệu quả? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây
Động mạch giúp mang máu từ tim đến các bộ phận khác trong cơ thể. Ngược lại, các tĩnh mạch giúp mang máu trở về tim và các van trong tĩnh mạch trong chi dưới sẽ giúp máu lưu thông ngược chiều trọng lực mà không chảy ngược lại được.
Khi tĩnh mạch gặp vấn đề trong việc đưa máu từ chân trở lại tim, tình trạng này được gọi là suy tĩnh mạch hay suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Lúc này, máu dồn ứ trong các tĩnh mạch ở chân và làm chúng càng giãn rộng ra theo thời gian.
Giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không? Bệnh này hiếm khi gây biến chứng nhưng vẫn phải thận trọng. Các biến chứng tiềm ẩn của suy tĩnh mạch chi dưới có thể bao gồm loét da, hình thành cục máu đông gây đau và sưng phù chân, chảy máu do các tĩnh mạch nông gần bề mặt da bị vỡ ra.
Các triệu chứng suy tĩnh mạch chi dưới bạn có thể gặp phải gồm:
Hãy đến cơ sở y tế gần nhất nếu bạn thấy:
Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chi dưới chủ yếu là do các van trong tĩnh mạch gặp trục trặc (suy yếu hay mất chức năng) hoặc do từng có cục máu đông trong chân. Sau khi cục máu đông tan rã, nó có thể để lại mô sẹo làm hỏng tĩnh mạch. Những điều này ngăn cản máu di chuyển ngược chiều trọng lực để về tim.
Một số trường hợp, cơ bắp ở chân bị suy yếu gây chèn ép dòng máu về tim cũng có khả năng góp phần gây suy giãn tĩnh mạch.
Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trong từng trường hợp.
Đọc tiếp
Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe và xem tiền sử bệnh của bạn và gia đình. Đồng thời, họ sẽ quan sát chân của bạn để tìm kiếm các triệu chứng gợi ý suy tĩnh mạch.
Bạn có thể cần thực hiện siêu âm Doppler. Xét nghiệm này sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh tĩnh mạch ở chân trên một màn hình máy tính, nhằm quan sát dòng máu chảy qua các van trong tĩnh mạch. Nhờ đó, bác sĩ sẽ phát hiện ra cục máu đông.
Ngoài ra, để loại trừ các vấn đề khác có thể gây ra triệu chứng giống với suy tĩnh mạch chân, bác sĩ có thể chỉ định thêm nghiệm pháp đo huyết áp hai chân, chụp cắt lớp vi tính mạch máu để kiểm tra xem bạn có bị bệnh động mạch ngoại biên kèm theo hay không.
Điều trị suy tĩnh mạch thường bắt đầu bằng việc thay đổi lối sống và sử dụng vớ nén (tất nén) trên hai chi dưới. Loại vớ này có tính chất co giãn đặc biệt giúp tạo áp lực lên hệ tĩnh mạch từ mắt cá chân lên đến bắp chân. Khi đó, lưu lượng máu được cải thiện và giảm bớt triệu chứng sưng chân. Ngoài ra, bạn có thể cải thiện lưu lượng máu nhờ thực hiện thêm một số điều sau:
Nếu những thay đổi kể trên vẫn không đủ, bạn cần:
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc sử dụng trong trường hợp suy giãn tĩnh mạch là:
Cắt bỏ đoạn tĩnh mạch mất cấu trúc bằng laser nội tĩnh mạch hoặc đốt sóng cao tần
Đây là thủ thuật xâm lấn tối thiểu, sử dụng ống thông nhỏ đưa vào tĩnh mạch bị ảnh hưởng. Sau đó, ống thông sẽ cung cấp nhiệt (từ laser hoặc sóng cao tần) để bít tắc đoạn tĩnh mạch lại, tránh máu đọng trong tĩnh mạch.
Liệu pháp xơ hóa
Phương pháp này dành cho tình trạng suy tĩnh mạch tiến triển, giúp phá hủy các tĩnh mạch đã mất cấu trúc có kích thước từ nhỏ đến trung bình.
Trong tiêm xơ mạch máu, một chất được tiêm vào tĩnh mạch bị tổn thương để tạo sẹo đóng lại, làm cho đoạn mạch không còn khả năng vận chuyển máu nữa. Máu sẽ trở về tim thông qua những tĩnh mạch khác.
Tước tĩnh mạch
Phẫu thuật được thực hiện trong những trường hợp giãn tĩnh mạch kích thước lớn. Bác sĩ sẽ buộc hoặc loại bỏ các tĩnh mạch bị hư hỏng để máu không chảy qua đó nữa.
Phẫu thuật cắt tĩnh mạch
Bác sĩ sẽ thực hiện các vết mổ nhỏ ở chân, gần vị trí tĩnh mạch bị tổn thương và lấy các đoạn tĩnh mạch này ra ngoài. Phẫu thuật chỉ dùng cho những trường hợp suy tĩnh mạch nghiêm trọng.
Suy tĩnh mạch mạn tính có xu hướng nghiêm trọng dần theo thời gian. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát và điều trị hiệu quả tình trạng này ở giai đoạn đầu. Thực hiện các cách tự chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn từ bác sĩ sẽ giúp giảm bớt khó chịu và ngăn tình trạng suy tĩnh mạch trở nặng hơn.
Nếu gia đình bạn có tiền sử bị suy tĩnh mạch chi dưới, bạn có thể thực hiện các cách được gợi ý dưới đây để giảm bớt nguy cơ suy tĩnh mạch tiến triển:
Trên đây là toàn bộ thông tin về suy tĩnh mạch và những điều bạn có thể làm để phòng ngừa tình trạng này. Hãy nhớ suy giãn tĩnh mạch rất phổ biến và dễ mắc phải, vì vậy hãy hành động ngay từ hôm nay nhằm bảo vệ sức khỏe của bản thân nhé!
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!