Y học hiện đại ngày càng phát triển nhưng khó có thể nào làm lu mờ đi vai trò của y học cổ truyền trong điều trị các bệnh lý mạn tính như mỡ máu cao. Ngày nay, việc điều trị chính với Tây y và bổ trợ bằng Đông y rất được ưa chuộng. Vậy nên, nhiều người tìm hiểu uống nước lá gì để giảm mỡ máu với mong muốn nâng cao hiệu quả kiểm soát bệnh.
Nếu bạn cũng đang muốn biết về các cây thuốc nam chữa bệnh máu nhiễm mỡ dễ tìm, dễ sử dụng thì đừng bỏ qua bài viết này.
Uống nước lá gì để giảm mỡ máu? Đừng bỏ qua 7 loại này
1. Lá sen
Sen vốn dĩ nổi tiếng với tác dụng an thần, dành cho những người mất ngủ hay ngủ không ngon giấc. Tuy nhiên, đây là tác dụng của hạt sen và tâm sen. Ít người biết rằng, lá sen có hiệu quả giảm mỡ máu cho những người mỡ máu cao.
Theo các tài liệu, trong lá sen có một hợp chất alkaloid tên là nuciferin, mang lại tác dụng hạ mỡ máu. Đây là lý do mà lá cây này đứng đầu danh sách uống nước lá gì để giảm mỡ máu.
Bạn có thể sử dụng lá sen tươi hoặc khô, hãm hoặc nấu lên giống như trà để uống như một cách điều trị máu nhiễm mỡ tại nhà hoặc xem thêm về cách uống lá sen khô giảm mỡ máu để hiểu và biết cách dùng đúng.
2. Trà xanh
Uống nước lá gì để giảm mỡ máu? Trà xanh có hiệu quả và dễ tìm
Cùng chủ đề với uống nước lá gì để giảm mỡ máu thì uống trà gì để giảm mỡ máu cũng được nhiều người quan tâm. Trà giảm mỡ máu hiệu quả và dễ kiếm nhất chính là trà xanh.
Trong trà xanh có chứa hợp chất chống oxy hóa mạnh là catechin. Catechin có tác dụng giảm cholesterol toàn phần và cholesterol xấu. Uống trà xanh sau khi ăn giúp làm gián đoạn quá trình tổng hợp cholesterol xấu tại gan, tăng loại bỏ cholesterol xấu ra khỏi máu, ngăn ngừa hình thành xơ vữa động mạch.
Bạn có thể sử dụng trà xanh tươi để nấu nước uống hằng ngày. Theo nhiều nghiên cứu, mỗi ngày sử dụng 4-5 tách trà xanh là tốt nhất. Bạn chú ý không uống trà khi đói để tránh gây cồn cào, buồn nôn; không uống gần giờ đi ngủ để tránh mất ngủ.
3. Uống lá gì để giảm mỡ máu? Lá diếp cá
Chắc hẳn nhiều người sẽ bất ngờ khi biết diếp cá là câu trả lời cho việc uống nước lá gì để giảm mỡ máu. Tác dụng này rất ít người biết.
Lá diếp cá có chứa hàm lượng cellulose lớn, giúp giảm hấp thu chất béo từ thức ăn vào máu và giảm mỡ máu xấu. Đây cũng là nguồn chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể. Sử dụng lá diếp cá hằng ngày trong liên tục 3 tháng có thể giúp giảm 10% cholesterol xấu.
Ngoài ra, diếp cá cũng được sử dụng từ lâu trong y học dân gian Thái Lan để chống béo phì.
Bạn có thể ép lấy nước cốt lá diếp cá để uống hoặc ăn sống, trộn salad đều được.
4. Lá chó đẻ răng cưa
Cây chó đẻ răng cưa (phân biệt với chó đẻ thân xanh), hay còn gọi là diệp hạ châu, cũng được biết đến rộng rãi với tác dụng bảo vệ gan. Bên cạnh đó, lá cây này cũng rất tốt với người mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ.
Nhiều nghiên cứu đã chứng mình được hiệu quả hạ mỡ máu của diệp hạ châu trên chuột.
5. Uống nước lá gì để giảm mỡ máu? Lá mật gấu (cây lá đắng)
Cây lá đắng cũng là một lựa chọn để điều trị máu nhiễm mỡ tại nhà. Cây này tốt cho người bệnh tim nhờ hiệu quả giảm cholesterol, hạ huyết áp.
Bạn có thể sử dụng cây lá đắng để hãm trà hoặc ăn trực tiếp.
6. Lá cây dâu tằm
Nhiều nghiên cứu cho thấy lá dâu tằm có lợi cho người mỡ máu cao vì giàu axit hữu cơ, chất xơ cùng vitamin C.
Tương tự như các loại lá trong danh sách uống nước lá gì để giảm mỡ máu kể trên, bạn chỉ cần hãm trà lá dâu tằm dùng hằng ngày là được.
7. Uống nước lá gì để giảm mỡ máu? Lá cần tây
Cần tây hầu như không có calo, rất ít chất béo nhưng lại dồi dào các chất dinh dưỡng quý giá như vitamin (A, B, C, E, K…), khoáng chất, chất xơ, carbohydrate, protein.
Một số chất khác bên trong cần tây có tác dụng tăng tiết dịch mật để tăng đào thải chất béo.
Cách sử dụng cần tây đơn giản và hiệu quả nhất là ép nước uống.
Lưu ý khi uống nước lá để hạ mỡ máu
Mặc dù câu trả lời cho việc uống nước lá gì để hạ mỡ máu đã rất rõ ràng. 7 loại kể trên đều đã được chứng minh hiệu quả nhưng không phải bạn cứ sử dụng là có thể cho tác dụng tốt. Bạn nên lưu ý những điều sau:
- Mỗi người có một thể trạng và tình trạng sức khỏe khác nhau, bao gồm tuổi tác, chỉ số mỡ máu, các bệnh lý mắc kèm khác,… nên hiệu quả mà các loại lá mang lại sẽ không giống nhau.
- Cần phải sử dụng đúng liều lượng, với nguồn dược liệu an toàn, được thu hái và sơ chế đúng cách thì mới mang lại hiệu quả như mong muốn.
- Chỉ dùng thảo dược như một giải pháp hỗ trợ, không thay thế cho việc dùng thuốc hoặc thay đổi lối sống theo chỉ định của bác sĩ.
- Nên hỏi ý kiến bác sĩ, thầy thuốc trước khi sử dụng bất kỳ loại lá nào để xem có phù hợp với thể trạng của bản thân hay không, có tương tác gì với các loại thuốc, dược liệu, thực phẩm chức năng đang dùng hay không.
[embed-health-tool-bmi]