
Nước ép quả mâm xôi
Nước ép quả mâm xôi mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe bằng cách giảm mức cholesterol xấu LDL và tăng mức cholesterol HDL tốt. Các nhà nghiên cứu cho rằng những lợi ích này đến từ mức độ cao của chất chống oxy hóa tự nhiên được gọi là polyphenol có chứa trong các loại quả mọng như quả mâm xôi.
Nước ép lê
Lê rất giòn, ngọt và chứa nhiều chất xơ tự nhiên, phần lớn ở dạng pectin, có tác dụng làm giảm mức cholesterol LDL. Pectin liên kết với cholesterol và đưa nó ra khỏi cơ thể trước khi nó có thể được hấp thụ. Ngoài ra, một quả lê cỡ trung bình cung cấp 16% giá trị chất xơ mà cơ thể chúng ta cần.
Nhiều loại trái cây giàu pectin khác mà bạn cũng có thể dùng để làm các loại nước ép giảm mỡ máu hiệu quả bao gồm: táo, chuối, cam và đào.
Bạn có thể quan tâm: 4 cách giảm mỡ máu cao để phòng ngừa tai biến
Nước ép cà chua

Cà chua rất giàu lycopene, có thể cải thiện mức độ lipid và giảm cholesterol LDL xấu trong máu. Ngoài ra, một nghiên cứu khác cũng đã cho thấy rằng chế độ ăn giàu cà chua (khoảng 300g mỗi ngày trong một tháng) làm tăng mức HDL cholesterol tốt đáng kể lên đến 15,2%.
Một nghiên cứu khác vào năm 2015 cho thấy 25 phụ nữ đang trong độ tuổi từ 20-30 tuổi uống 280ml nước ép cà chua mỗi ngày trong 2 tháng đã giảm mức cholesterol trong máu. Vì vậy, hãy uống nước ép cà chua để làm giảm mỡ máu hiệu quả bạn nhé!
Uống nước gì để giảm mỡ máu? Sữa đậu nành
Đậu nành có ít chất béo bão hòa và là một loại thực phẩm có tác dụng giúp làm giảm cholesterol hiệu quả. Thay thế các ly sữa giàu chất béo bằng sữa đậu nành hoặc sữa tươi không đường có thể giúp giảm hoặc kiểm soát mức cholesterol trong máu.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến nghị nên tiêu thụ 25g protein từ đậu nành mỗi ngày (khoảng 250ml sữa đậu nành) kết hợp với chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol để giúp giảm mức cholesterol LDL từ 5 đến 6%. Ngoài ra, bạn nên uống sữa đậu nành nguyên chất, hạn chế thêm đường, muối và chất béo khác.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!