backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Mỡ máu bao nhiêu là cao? Làm sao để kiểm soát hiệu quả?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 17/03/2022

    Mỡ máu bao nhiêu là cao? Làm sao để kiểm soát hiệu quả?

    Mỡ máu cao có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ [1]. Thế nhưng, mỡ máu bao nhiêu là cao và làm thế nào để kiểm soát hiệu quả? Hãy cùng Hello Bacsi xem tiếp những chia sẻ dưới đây để hiểu rõ hơn bạn nhé!

    Mỡ máu cao hay tăng mỡ máu là tình trạng tăng nồng độ các chất mỡ trong máu, bao gồm cholesterol và triglyceride (chất béo trung tính). Khi bị mỡ máu cao, nồng độ cholesterol tốt sẽ giảm, trong khi cholesterol xấu và triglyceride lại tăng cao [2]. Tình trạng này rất nguy hiểm cho cơ thể vì có thể gây tắc nghẽn các động mạch vận chuyển máu và làm tổn thương các cơ quan. Từ đó, dẫn đến các bệnh lý như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác [1].

    Tăng mỡ máu là bệnh rất khó phát hiện vì không có triệu chứng rõ ràng. Bạn chỉ biết mình có bị mỡ máu cao hay không thông qua xét nghiệm máu [1]. Chính vì vậy, để phát hiện sớm và có cách kiểm soát chỉ số mỡ máu hiệu quả, bạn nên thực hiện xét nghiệm mỡ máu ít nhất 5 năm một lần sau 20 tuổi [3]. Nếu chỉ số mỡ máu cao hơn bình thường, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác [1].

    Để kiểm soát tình trạng mỡ máu cao, bác sĩ có thể khuyên bạn thay đổi lối sống, chế độ ăn, giảm cân và tập thể dục. Trong một số trường hợp cần thiết, bạn có thể được chỉ định dùng thuốc điều trị tăng mỡ máu. Việc sử dụng loại thuốc nào sẽ tùy thuộc vào chỉ số mỡ máu và tình hình sức khỏe của bạn [1]. Để hiểu hơn về thành phần của mỡ máu, chỉ số mỡ máu bao nhiêu là cao, bao nhiêu là bình thường, bạn hãy xem qua infographic dưới đây nhé!

    PP-LIP-VNM-0579

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 17/03/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo