backup og meta

Uống lá cây gì để hạ huyết áp? 8 lá uống hạ huyết áp dễ tìm

Uống lá cây gì để hạ huyết áp? 8 lá uống hạ huyết áp dễ tìm

Nhiều loại lá cây dễ bắt gặp ngay sau vườn nhà bạn và được lan truyền rằng chúng có công dụng hạ huyết áp, liệu thực hư ra sao? Trong bài viết này hãy cùng Hello Bacsi giải mã câu hỏi “Uống lá cây gì để hạ huyết áp?” để biết được câu trả lời chính xác nhé!

Uống lá cây gì để hạ huyết áp? 8 loại cây dễ tìm thấy sau vườn nhà bạn

Tăng huyết áp cần được kiểm soát càng sớm càng tốt để phòng ngừa rủi ro tim mạch cho bệnh nhân. Chính vì thế mà bên cạnh việc dùng thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ, nhiều mẹo chữa tăng huyết áp cũng được truyền tai nhau. Trong đó, có một số thảo dược hạ huyết áp dân gian đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học mà bạn có thể tham khảo sử dụng, chẳng hạn như:

1. Uống cây gì để hạ huyết áp? Húng quế

Húng quế không chỉ là một loại rau thơm thường dùng trong nhiều món ăn Việt mà còn là một vị thuốc. Một báo cáo nghiên cứu cho thấy chiết xuất thô từ lá húng quế O. basilicum có tác dụng làm giảm huyết áp tâm trương, tâm thu và huyết áp trung bình phụ thuộc vào liều dùng, với liều trung bình có hiệu quả là 30mg/kg. Tác dụng hạ huyết áp này nhờ vào hoạt chất gọi là eugenol, ổn định huyết áp thông qua cơ chế chẹn kênh canxi.

Bạn có thể sử dụng lá húng quế tươi để nấu ăn hoặc bột húng quế pha nước uống với tỷ lệ 2,5g bột và 200ml nước. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng uống nước lá húng quế đôi khi gây ra một số tác dụng phụ và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

2. Xạ hương

Nếu để hỏi “Uống lá cây gì để hạ huyết áp khi chỉ số này tăng cao?” thì câu trả lời tiếp theo là xạ hương. Cỏ xạ hương là một loại thảo dược thường được dùng để tạo mùi thơm cho các món ăn. Đồng thời, xạ hương cũng mang lại nhiều tác dụng chữa bệnh như tăng cường hệ miễn dịch, giảm ho và đặc biệt là ổn định huyết áp.

Bạn có thể sử dụng cỏ xạ hương để hỗ trợ ổn định huyết áp và giảm cholesterol máu bằng cách dùng 2 muỗng xạ hương tươi với 1 muỗng xạ hương khô, hãm trong 300ml nước rồi chắt lấy nước, thêm một ít mật ong. Bạn chia hỗn hợp này thành 3 phần bằng nhau rồi uống trong ngày. Dù vậy, tốt hơn bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vì đây không phải là bài thuốc phù hợp cho tất cả mọi người.

3. Rau cần tây

Uống lá cây gì để hạ huyết áp thì không thể thiếu rau cần tây. Bởi hiệu quả hạ cả chỉ số huyết áp tâm thu và chỉ số huyết áp tâm trương của nó đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu. Bạn hãy lấy nước ép cần tây trộn cùng mật ong theo tỷ lệ 1:1 và uống khoảng 236ml hỗn hợp mỗi lần, 3 lần mỗi ngày trong tối đa 1 tuần. Ngoài ra, nước ép cần tây còn có thể dùng trộn với giấm để giảm triệu chứng chóng mặt, đau đầu và đau vai do tăng huyết áp gây ra.

4. Rau đắng đất

Trong dân gian, ngoài dùng để chế biến món ăn thì rau đắng đất (hay rau đắng biển) còn được sử dụng nhiều để chữa trị các bệnh về tim mạch, gan, thận,…bao gồm chữa tăng huyết áp. Trong loại rau này chứa nhiều saponin, flavonoid, đồng thời còn chứa vitamin C, tanin, alkaloid, catoctin,… giúp giảm cholesterol xấu và ổn định huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch, chống oxy hoá, giúp bạn ngủ ngon hơn,…

5. Uống lá cây gì để hạ huyết áp? Lá mãng cầu xiêm

uống lá cây gì để hạ huyết áp: lá mãng cầu xiêm

uống lá cây gì để hạ huyết áp – lá mãng cầu xiêm

Mãng cầu xiêm (A. muricata) là một loại cây thuộc họ Na, được biết đến nhiều là một loại cây ăn quả tại các nước nhiệt đới như Việt Nam. Ít ai biết rằng lá của loài cây này chính là đáp án cho câu hỏi nên uống lá cây gì để hạ huyết áp.

Chiết xuất từ lá của A. muricata đã được báo cáo là có tác dụng hạ huyết áp bằng cách làm giảm sức cản máu ngoại vi.

Để dùng hạ huyết áp, bạn lấy lá mãng cầu xiêm (có thể thay bằng vỏ quả) kết hợp với rau cần và rễ nhàu với một lượng bằng nhau. Đem cả 3 vị thuốc sắc lấy nước uống.

6. Diệp hạ châu

Diệp hạ châu là một loại thảo dược được dùng để lợi tiểu và chữa trị bệnh tăng huyết áp theo y học cổ truyền. Một nghiên cứu cho thấy tiêm tĩnh mạch dịch chiết lá cây diệp hạ châu (5-80 mg/kg) cho thỏ đực có huyết áp bình thường đã được gây mê cho thấy hiệu quả giảm đáng kể huyết áp tâm trương, tâm thu và động mạch. Chính vì vậy, diệp hạ châu cũng là một gợi ý nếu bạn thắc mắc nên uống lá cây gì để hạ huyết áp.

7. Uống lá cây gì để hạ huyết áp? Lá sa kê

Sa kê khá phổ biến ở các tỉnh phía nam nước ta. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất chiết xuất từ ​​lá của cây sa kê làm giảm sức căng của động mạch chủ ở chuột lang được kích thích bằng phenylephrine từ 15 đến 35%. Do đó mà lá củaa loài cây này có đặc tính hạ huyết áp.

Uống lá cây gì để hạ huyết áp thì bạn có thể chọn 2-3 lá sa kê hơi vàng, vừa rụng xuống và nấu chung với 50g rau ngót và 50g chè xanh để lấy nước. Dùng nước này uống thay nước lọc mỗi ngày.

8. Uống lá gì để hạ huyết áp? Trà xanh

uống lá cây gì để hạ huyết áp: trà xanh

Trà xanh có thành phần catechin, đã được công bố trong nhiều nghiên cứu có tác dụng chống oxy hoá và ngăn ngừa ung thư. Ngoài ra, catechin còn được chứng minh có tác dụng hạ huyết áp khi chỉ số này tăng cao.

Vì thế, uống trà xanh mỗi ngày cũng là một cách đơn giản để bạn nhận được những đặc tính có lợi từ loại thảo dược này và hỗ trợ ổn định huyết áp.

Bạn có thể xem thêm bài viết: Huyết áp cao uống gì để hạ? Điểm qua TOP 9 loại thức uống giúp hạ huyết áp tại nhà!

Một số lưu ý cần biết khi dùng các loại lá cây hỗ trợ hạ huyết áp

Các loại lá uống hạ huyết áp được xem là một phương pháp hỗ trợ điều trị, thường hiệu quả với các trường hợp hạ huyết áp nhẹ. Bệnh nhân kiên trì sử dụng những loại lá cây này có thể kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn nhưng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tìm mua và sử dụng các loại thảo dược sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Không lạm dụng các loại lá uống hạ huyết áp. Những cách hạ huyết áp bằng dân gian này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không có tác dụng thay thế thuốc. Bệnh nhân cần khám và tuân thủ chỉ định từ bác sĩ, đặc biệt là khi bị cao huyết áp nặng hoặc có mắc kèm các bệnh lý mạn tính khác.
  • Không tự ý kết hợp dùng thuốc và thảo dược khi chưa tham vấn ý kiến từ bác sĩ.
  • Bên cạnh quan tâm việc nên uống lá cây gì để hạ huyết áp thì bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh nhằm kiểm soát huyết áp tốt hơn.
  • Theo dõi huyết áp thường xuyên để kịp thời đi khám bác sĩ và được điều trị phù hợp khi tăng huyết áp không kiểm soát.

Trong bài viết này, Hello Bacsi hi vọng đã cung cấp những thông tin bổ ích đến bạn đọc, trả lời cho câu hỏi “Uống lá cây gì để hạ huyết áp?” và giúp bạn hiểu rõ cách dùng các loại thảo dược hạ huyết áp sao cho an toàn hiệu quả.

[embed-health-tool-heart-rate]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Cách Trị Cao Huyết Áp Tại Nhà Qua 10 Mẹo Dùng An Toàn

https://thuocdantoc.vn/benh/cach-tri-cao-huyet-ap-tai-nha

Ngày truy cập: 12/01/2023

Role of natural herbs in the treatment of hypertension – PMC

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3210006/

Ngày truy cập: 12/01/2023

Phytochemical screening, anti-oxidant activity and in vitro anticancer potential of ethanolic and water leaves extracts of Annona muricata (Graviola) – ScienceDirect

https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1995764514602583?via%3Dihub

Ngày truy cập: 12/01/2023

10 công dụng của mãng cầu xiêm cho sức khỏe

https://www.thuocdantoc.org/cong-dung-mang-cau-xiem.html

Ngày truy cập: 12/01/2023

Sa kê | BvNTP

https://bvnguyentriphuong.com.vn/duoc-lieu/sa-ke

Ngày truy cập: 12/01/2023

Lợi ích của trà xanh đối với huyết áp – Chi tiết tin tức – Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang

https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/loi-ich-cua-tra-xanh-oi-voi-huyet-ap?inheritRedirect=false

Ngày truy cập: 12/01/2023

Phiên bản hiện tại

20/11/2024

Tác giả: Vi Quỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Dang Tran


Bài viết liên quan

Uống nước gì để hạ huyết áp nhanh?

Dinh dưỡng cho người tăng huyết áp: Những điều cần lưu ý


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 20/11/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo