Bạn có thể làm trà mãng cầu xiêm không chỉ vì công dụng bảo vệ tim mạch mà còn nhiều lợi ích khác như hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư… Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận khi uống loại trà này để không gặp phải các tác dụng phụ ngoài ý muốn nhé.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Bạn có thể làm trà mãng cầu xiêm không chỉ vì công dụng bảo vệ tim mạch mà còn nhiều lợi ích khác như hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư… Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận khi uống loại trà này để không gặp phải các tác dụng phụ ngoài ý muốn nhé.
Những món ngon từ mãng cầu xiêm chua chua ngọt ngọt như mãng cầu dầm, sinh tố mãng cầu hay kem mãng cầu luôn là các món tráng miệng được nhiều người yêu thích. Vậy bạn có biết lá và quả mãng cầu xiêm cũng có thể được tận dụng để làm trà? Món trà mãng cầu này có thể mang đến một số công dụng với lợi ích tốt cho sức khỏe và vóc dáng nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ nếu bạn dùng không đúng cách. Vậy tác dụng của trà mãng cầu là gì? Cách pha trà và uống thế nào thì đúng? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Lá và quả mãng cầu xiêm đều có thể dùng làm trà tại Việt Nam. Nhờ vào thành phần vitamin C, kali, magie cùng các chất chống oxy hoá, trà mãng cầu xiêm có thể mang lại nhiều tác dụng tích cực cho sức khoẻ như:
Nhóm hoạt chất acetogenin có mặt trong mãng cầu được xem là có đặc tính chống ung thư. Một nghiên cứu tổng quan năm 2015 cũng đã cho thấy tiềm năng của chiết xuất mãng cầu xiêm trong việc hỗ trựo điều trị ung thư.
Trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, chiết xuất từ mãng cầu xiêm có thể tiêu diệt một số loại tế bào ung thư gan và ung thư vú. Những tế bào này kháng một số loại thuốc hóa trị. Một nghiên cứu gần đây hơn cũng cho thấy cho thấy chiết xuất bột mãng cầu xiêm có tác dụng đối với các tế bào ung thư tuyến tiền liệt ở chuột. Nhưng chưa có bất kỳ nghiên cứu lâm sàng nào vì vậy các nhà khoa học chưa thể kết luận chính xác công dụng của mãng cầu xiêm và đưa chúng trở thành một phương pháp điều trị ung thư hiệu quả.
Lượng kali và các hoạt chất chống oxy hoá dồi dào trong trà mãng cầu xiêm giúp ổn định huyết áp khá nhiều. Đối với những người bị tăng huyết áp, đây là một cách hiệu quả để kiểm soát huyết áp và giảm áp lực cho tim. Điều này cũng sẽ giúp bệnh nhân cao huyết áp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ.
Trà mãng cầu chứa các loại vitamin và khoáng chất cũng như các hợp chất chống viêm có chức năng hỗ trợ hệ tiêu hóa. Ngoài ra, lượng chất xơ trong mãng cầu cũng sẽ giúp kích thích tiêu hoá, tăng cường nhu động ruột và tạo môi trường lý tưởng cho các vi sinh vật ruột phát triển. Vì vậy, trà mãng cầu cũng có công dụng ngăn ngừa một số tình trạng như táo bón, khó tiêu, đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy.
Hàm lượng sắt cao có trong trà mãng cầu sẽ giúp kích thích hệ tuần hoàn máu. Sắt là thành phần chính của tế bào hồng cầu, loại tế bào có chức năng mang năng lượng đến các hệ thống cơ quan và mô trong cơ thể. Hồng cầu còn có thể tăng tốc quá trình phục hồi của cơ thể và tối ưu hóa hoạt động trao đổi chất.
Vitamin C và chất xơ trong mãng cầu xiêm có tác dụng kích thích tiêu hoá và đốt cháy chất béo, đồng thời tạo cảm giác no lâu. Điều này có thể giúp bạn đốt cháy chất béo nhiều hơn ngay cả khi nghỉ ngơi mà vẫn cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Nhờ những tác dụng này, bạn sẽ có thể giảm cân và cải thiện vóc dáng dễ dàng hơn.
Vitamin C trong trà mãng cầu xiêm có thể kích thích cơ thể sản xuất tế bào bạch cầu, loại tế bào có chức năng tiêu diệt vi khuẩn và tăng sức đề kháng. Loại vitamin này còn thực hiện một số chức năng tương tự như chất chống oxy hóa trong việc tìm kiếm các gốc tự do hay làm giảm nguy cơ bị stress oxy hóa trong các mô và cơ quan. Điều này sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả và tránh được nhiều bệnh tật.
Nhờ và tính ấm nóng mà trong y học cổ truyền, mãng cầu xiêm còn được dùng như một vị thuốc làm ấm tử cung. Nhờ đó, trà mãng cầu cũng giúp các chị em xoa dịu cơn đau bụng dưới trong những ngày hành kinh.
Theo y học cổ truyền, lá mãng cầu xiêm có công dụng tiêu độc, sát khuẩn, ức chế hoạt động của virus gây viêm gan. Vì vậy thường dùng trong các bài thuốc chữa kiết lỵ, bệnh trĩ đi ngoài ra máu, tiểu đường,… Bạn cũng có thể tự làm trà từ lá mãng cầu xiêm để uống theo hướng dẫn sau:
Ngoài ra hiện nay bạn cũng có thể tìm mua trà mãng cầu túi lọc bán tại các trang bán trà trực tuyến để không phải pha chế. Tuy nhiên nên lưu ý chọn lựa kỹ càng và đảm bảo mau lá trà mãng cầu sạch hay túi lọc trà uy tín chất lượng nhé!
Bên cạnh món trà lá mãng cầu xiêm được dùng như một bài thuốc thì trà mãng cầu từ thịt quả cũng được nhiều người yêu thích vì vị chua ngọt, dễ uống, lại thanh mát có lợi cho sức khoẻ. Bạn có thể thử làm trà mãng cầu tươi từ công thức sau đây:
Lưu ý: Trong quả mãng cầu cũng có chứa nhiều đường, vì vậy hãy cân nhắc lượng đường bạn nạp vào cơ thể nhé!
Trà từ lá mãng cầu xiêm tuy dễ nấu và có thể mang lại nhiều lợi ích nhưng lại không an toàn với một số đối tượng. Các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên dùng mãng cầu hoặc lá mãng cầu nếu:
Ngoài ra, tác dụng phụ của mãng cầu còn bao gồm rối loạn vận động và chứng myeloneuropathy, một tình trạng ảnh hưởng tới tủy sống và có các triệu chứng tương tự như bệnh Parkinson, bao gồm co cứng cơ, rối loạn vận động, thăng bằng kém,… nếu bạn lạm dụng loại dược liệu này.
Hello Bacsi tin rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn trả lời được câu hỏi trà mãng cầu có tác dụng gì. Trà mãng cầu xiêm dễ làm mà lại có thể mang đến nhiều lợi ích sức khỏe như giảm nhẹ ung thư, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch… Tuy nhiên, bạn cần dùng loại trà này vừa phải để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Để đảm an toàn cho sức khỏe, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng trà nhé.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!