Bác sĩ có thể chẩn đoán tứ chứng Fallot trong khi mang thai hoặc sau em bé ra đời được vài tuần hoặc vài tháng. Các phương pháp bao gồm:
Xét nghiệm tiền sản: Trong mỗi lần siêu âm, bác sĩ có thể phát hiện hoặc nghi ngờ những bất thường trong cấu trúc tim. Từ tuần thai 18 đến 22, họ sẽ siêu âm tim thai để xem cấu trúc của tim có bình thường hay không.
Các xét nghiệm ở trẻ sơ sinh: Nếu em bé mắc tứ chứng Fallot, khi nghe tim, bác sĩ có thể nghe thấy tiếng thổi tim. Họ sẽ kiểm tra nồng độ oxy trong máu (po2). Nếu kết quả này thấp thì em bé được siêu âm tim. Những xét nghiệm này không xâm lấn và không gây đau đớn cho trẻ. Ngoài ra, bác sĩ còn có thể chỉ định chụp X-quang tim phổi hoặc CT ngực để quan sát hình ảnh trái tim, từ đó đưa ra chẩn đoán.
Các xét nghiệm ở trẻ nhỏ hoặc người trưởng thành: Để chẩn đoán tứ chứng Fallot ở trẻ em hoặc người lớn, bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp như ở trẻ sơ sinh, điện tâm đồ (EKG) và đặt ống thông tim.
Những phương pháp điều trị tứ chứng Fallot

Điều trị tứ chứng Fallot được thực hiện bằng phương pháp phẫu thuật. Nếu không phẫu thuật, các triệu chứng thường nặng hơn.
Tứ chứng Fallot có chữa triệt để được không thì câu trả lời là có thể. Ngay sau khi sinh, thường từ 2-6 tháng tuổi, em bé có thể được phẫu thuật sửa chữa toàn diện những bất thường ở tim, bao gồm:
- Vá lỗ thông liên thất
- Mở rộng đường ra thất phải
- Sửa van động mạch phổi
- Vá xuyên vòng van động mạch phổi nếu cần.
Nếu em bé nhẹ cân hoặc quá yếu để phẫu thuật, bác sĩ có thể tạm thời đặt một ống dẫn lưu nối động mạch dưới đòn (một động mạch lớn thuộc động mạch chủ) với động mạch phổi cùng bên hoặc đặt stent để mở rộng đường ra thất phải. Những kỹ thuật này giúp giảm triệu chứng trong vài năm cho đến khi trẻ trưởng thành hoặc tới lúc bác sĩ có thể thực hiện ca phẫu thuật sửa chữa hoàn chỉnh hơn.
Trước khi tới thời điểm này, bạn có thể giúp con mình vượt qua những cơn tím bằng cách đặt bé vào môi trường yên tĩnh, ở tư thế ngồi xổm, ép đầu gối vào ngực mỗi khi bé khó thở. Bác sĩ sẽ xem xét cho thở oxy, truyền dịch tĩnh mạch và thuốc chẹn beta để cải thiện lưu lượng máu. Trẻ sơ sinh gặp cơn tím nặng có thể cần truyền prostaglandin E1.
Ngoài ra, cha mẹ hãy đảm bảo cho con:
- Uống đủ nước và chất lỏng
- Không vận động quá thường xuyên, nghỉ ngơi nhiều
- Dùng thuốc đúng chỉ định.
Như bất kỳ phẫu thuật nào khác, phẫu thuật tứ chứng Fallot cũng có thể xảy ra biến chứng. Sau một lần phẫu thuật sửa chữa hoàn chỉnh, van phổi thường bị rò rỉ. Trong trường hợp này, trẻ cần hạn chế hoạt động thể chất. Đôi khi, bác sĩ sẽ chỉ định thay van phổi. Trẻ cũng có nguy cơ cao bị rối loạn nhịp tim.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!