backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Thông liên thất (VSD)

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 18/01/2021

Thông liên thất (VSD)

Tìm hiểu chung

Thông liên thất (VSD) là bệnh gì?

Thông liên thất hay còn gọi là VSD là dạng phổ biến nhất của dị tật bẩm sinh của tim.

Hai tâm thất là hai ngăn ở dưới của tim và được phân cách bởi vách ngăn. Phía bên trái của tim thường bơm với áp lực mạnh và máu có ít oxy hơn bên phải. Thông liên thất là một lỗ hổng trên vách ngăn giữa hai tâm thất, làm cho máu ở cả hai bên trộn lẫn với nhau, máu đi nuôi cơ thể mang ít oxy hơn.

Dị tật lớn có thể gây suy tim do tim không bơm đủ máu. Ở trẻ em, nếu dị tật ở gần van động mạch chủ có thể gây tổn hại cho van khi trẻ lớn.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của thông liên thất (VSD) là gì?

Sau đây là những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tim bẩm sinh thông liên thất:

  • Mệt mỏi, khó thở (đặc biệt khi làm việc nặng) hoặc đau ngực;
  • Trở nên xanh xao vì máu đi đến da chứa ít oxy hơn;
  • Nhịp tim bất thường;
  • Khó tăng cân.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Tùy vào độ tuổi, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau.

  • Ở trẻ em, bạn nên cho bé khám bác sĩ ngay nếu bé dễ mệt mỏi, khó thở khi ăn, khi chơi hoặc bé không tăng cân.
  • Ở độ tuổi lớn hơn, bạn nên khám bác sĩ nếu có những triệu chứng sau: khó thở khi hoạt động nặng hay khi bạn nằm xuống, nhịp tim nhanh hoặc không đều (rối loạn nhịp tim) khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi.

Nguyên nhân gây bệnh

nguyên nhân vsd là gì

Nguyên nhân nào gây ra thông liên thất (VSD)?

Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Khi còn trong bụng mẹ, hai tâm thất của bé dính liền vào nhau, sau đó vách ngăn được hình thành. Nếu quá trình hình thành vách ngăn có vấn đề, một lỗ hở sẽ xuất hiện, đây chính là thông liên thất.

Nguy cơ mắc bệnh

bệnh tim bẩm sinh thông liên thất thường gặp ở nữ hơn

Những ai thường mắc phải tật này?

newsletter banner

Dị tật tim bẩm sinh khá phổ biến nên ai cũng có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, nữ giới thường có tỷ lệ mắc bệnh tim bẩm sinh thông liên thất cao hơn nam giới.

Yếu tố nguy cơ

VSD di truyền trong gia đình và đôi khi xảy ra cùng lúc với các bệnh di truyền khác, chẳng hạn như hội chứng Down. Nếu bạn đã có con bị dị tật tim, nhân viên tư vấn về di truyền có thể trao đổi với bạn về nguy cơ bé tiếp theo có thể mắc bệnh.

Chẩn đoán và điều trị

chụp x-quang ngực tìm dị tật tim bẩm sinh

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ. 

Những kỹ thuật y tế chẩn đoán thông liên thất (VSD)

Bác sĩ chẩn đoán từ kết quả khám sức khỏe và các triệu chứng đã xuất hiện. Nếu chẩn đoán chưa rõ, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang ngực hoặc đo điện tâm đồ và loại trừ khả năng mắc các bệnh khác.

Những phương pháp điều trị thông liên thất (VSD)

VSD thường tự đóng lại hoặc được đóng lại bằng cách phẫu thuật khi còn nhỏ, nhưng tình trạng này cũng có thể kéo dài đến khi trưởng thành. Những người có dị tật nhỏ hoặc lỗ thông đã được đóng lại thường sẽ không bao giờ có triệu chứng và không cần điều trị. Nếu dị tật không tự khép, bạn sẽ cần phải được điều trị.

Nếu không có bệnh về tim nào khác, khắc phục thông liên thất cho phép bạn có tuổi thọ và cuộc sống bình thường.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

uống thuốc đúng chỉ định

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của thông liên thất (VSD)?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh:

  • Dùng thuốc như chỉ định;
  • Đi khám bác sĩ nếu bạn có triệu chứng của tật này.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 18/01/2021

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo