backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Người bị bệnh tim bẩm sinh nên làm gì để sống khỏe mạnh hơn?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Ngô Võ Ngọc Hương · Tim mạch · Bệnh viện Nhân dân 115


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 2 ngày trước

    Người bị bệnh tim bẩm sinh nên làm gì để sống khỏe mạnh hơn?

    Những em bé sinh ra với dị tật tim bẩm sinh sẽ có khả năng sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn đến tuổi trưởng thành nếu được điều trị và chăm sóc kịp thời. Vậy, người bị bệnh tim bẩm sinh nên làm gì để sống khỏe mạnh hơn và khả năng sinh con về sau này có bị ảnh hưởng không? 

    Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây nhé!

    Người bị bệnh tim bẩm sinh nên làm gì? Những lưu ý đặc biệt

    Nếu bạn thắc mắc người bị bệnh tim bẩm sinh nên làm gì, câu trả lời chính là cố gắng duy trì những thói quen tốt cho sức khỏe. Hình thành những thói quen sinh hoạt tốt sẽ giúp ích cho những người mắc bệnh tim bẩm sinh cũng như những người không bị dị tật tim bẩm sinh nói chung.

    Cụ thể bao gồm:

    Tái khám thường xuyên và chăm sóc sức khỏe lâu dài

    Bệnh tim bẩm sinh là một căn bệnh đôi khi không thể chữa khỏi ngay cả khi đã được tiến hành phẫu thuật để sửa chữa dị tật tim ngay từ khi còn nhỏ. Khi một người mắc bệnh tim bẩm sinh lớn lên, các biến chứng nguy hiểm hoặc nhiều vấn đề tim mạch khác vẫn có thể xảy ra. 

    Vì vậy, người bị bệnh tim bẩm sinh cần được chăm sóc sức khỏe và theo dõi trong suốt quãng đời còn lại để có thể sống khỏe mạnh. Để giải đáp cho thắc mắc người bị bệnh tim bẩm sinh nên làm gì, câu trả lời là:

    người bị bệnh tim bẩm sinh nên làm gì? tái khám định kỳ

    • Tái khám thường xuyên và cho bác sĩ biết về những dấu hiệu bệnh tim bẩm sinh ở người lớn hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe bất thường nào mà bạn đang gặp phải.
    • Dùng thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
    • Không được tự ý ngừng dùng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
    • Nếu được bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm hoặc phẫu thuật thêm sau ca phẫu thuật điều trị ban đầu, hãy thảo luận bác sĩ về những rủi ro có thể gặp phải.
    • Chăm sóc răng miệng thường xuyên, thăm khám với bác sĩ nha khoa định kỳ để giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến tim và gây ra biến chứng viêm nội tâm mạc.

    Người bị bệnh tim bẩm sinh nên làm gì? Thay đổi chế độ ăn

    Béo phì góp phần làm tăng huyết áp, tiểu đường và tăng nguy cơ mắc bệnh tim nói chung. Điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của người bị bệnh tim bẩm sinh. Vì vậy, duy trì cân nặng hợp lý bằng một chế độ ăn lành mạnh là điều nên làm đối với những người mắc bệnh tim bẩm sinh.

    Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị những thay đổi chế độ ăn có lợi cho tim mạch mà người bị bệnh tim bẩm sinh nên áp dụng, bao gồm:

    • Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi.
    • Sử dụng dầu thực vật và bơ thực vật ít chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa thay vì dùng bơ hoặc các loại mỡ động vật khác.
    • Ăn ngũ cốc nguyên hạt thay vì bánh mì và ngũ cốc tinh chế.
    • Giảm lượng đồ uống và thức ăn chứa nhiều đường.
    • Sử dụng sữa không béo hoặc ít béo.
    • Ăn nhiều cá, chỉ sử dụng thịt nạc và các sản phẩm thịt gia cầm đã bỏ da.
    • Giảm lượng muối trong chế độ ăn.
    • Hạn chế ăn ở ngoài và khuyến khích tự nấu ăn ở tại nhà.

    người bị bệnh tim bẩm sinh nên làm gì? thay đổi chế độ ăn

    Hạn chế rượu bia và bỏ hút thuốc lá

    Sử dụng rượu bia hoặc hút thuốc lá có thể làm tăng huyết áp, gây ra nhịp tim bất thường và làm tổn thương mạch máu trong cơ thể. Ngoài ra, rượu có thể ảnh hưởng xấu đến các loại thuốc điều trị bệnh tim thông thường như warfarin.

    Người bị bệnh tim bẩm sinh nên làm gì? Nếu bạn là người lớn hoặc thanh thiếu niên mắc bệnh tim bẩm sinh, hãy thảo luận với bác sĩ để đảm bảo rằng việc bạn uống rượu ở mức độ vừa phải có an toàn hay không. Đồng thời, hãy bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe tim mạch của bản thân.

    Một điều quan trọng khác là hãy tránh xa mọi cám dỗ từ bạn bè hoặc những người xung quanh để giảm thiểu nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn liên quan đến tim mạch.

    Tập thể dục theo hướng dẫn

    Hoạt động thể chất là một phần quan trọng để giữ sức khỏe và giúp tim khỏe mạnh. Một số người bị bệnh tim bẩm sinh có thể bị hạn chế một số các hoạt động thể chất sau khi tiến hành phẫu thuật điều trị dị tật tim bẩm sinh. 

    Vậy, người bị bệnh tim bẩm sinh nên làm gì? Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được hoạt động thể chất nào là an toàn và những hoạt động nào cần tránh hoặc hạn chế để đảm bảo sức khỏe tim mạch.

    Hãy hỏi bác sĩ về mức độ tập thể dục phù hợp nhất với bạn. Nếu đang tìm kiếm những bài tập thể dục nhẹ nhàng và phù hợp, hãy tham khảo những hoạt động sau đây:

    • Đi bộ từ 20 đến 30 phút mỗi ngày và duy trì 3 đến 5 buổi một tuần có thể giúp tim khỏe mạnh, cải thiện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
    • Thái cực quyền là một bộ môn võ thuật với các chuyển động nhẹ nhàng, chậm rãi sẽ giúp người bị bệnh tim bẩm sinh khỏe mạnh hơn.
    • Tập yoga có thể giúp bạn tăng cường sức mạnh và sự cân bằng của cơ bắp, cải thiện độ dẻo dai và linh hoạt của cơ thể.
  • Làm vườn, dọn dẹp nhà cửa,…đều là những hoạt động nhẹ nhàng mà người bệnh tim bẩm sinh có thể thực hiện để tăng cường sức khỏe tim mạch.
  • Người bị bệnh tim bẩm sinh nên làm gì và có sinh con được không?

    người bị bệnh tim bẩm sinh nên làm gì và có sinh con được không?

    Khi thắc mắc về vấn đề người bị bệnh tim bẩm sinh nên làm gì, sẽ có rất nhiều người quan tâm đến vấn đề sinh con của bệnh nhân. Nhiều người không may sinh ra mắc bệnh tim bẩm sinh lo ngại rằng họ sẽ di truyền bệnh cho con cái của họ trong tương lai. Vậy, người bệnh tim bẩm sinh có sinh con được không?

    Một số phụ nữ mắc bệnh tim bẩm sinh thể nhẹ vẫn có cơ hội mang thai và sinh con thành công. Tuy nhiên, một số phụ nữ bị dị tật tim bẩm sinh phức tạp thường được khuyên không nên sinh con hoặc cần phải điều trị bệnh ổn định trước khi lên kế hoạch mang thai.

    Phụ nữ mắc bệnh tim bẩm sinh đang có mong muốn sinh con nên nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn, sàng lọc di truyền và làm các xét nghiệm cần thiết trước khi mang thai để tránh những rủi ro có thể xảy ra cho con cái trong tương lai. 

    Mang thai có thể gây căng thẳng cho tim, đặc biệt là đối với những phụ nữ mắc dị tật tim bẩm sinh. Vì vậy, phụ nữ mắc bệnh tim bẩm sinh đang mang thai cần thăm khám thường xuyên và siêu âm tim cho thai nhi trong khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ. Xét nghiệm này giúp xác định nguy cơ con sinh ra có mắc bệnh tim bẩm sinh hay không.

    Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu được người bị bệnh tim bẩm sinh nên làm gì để sống khỏe mạnh hơn và giảm lo lắng vấn đề sinh con trong tương lai. Hãy bảo vệ sức khỏe tim mạch ngay từ hôm nay bằng những thay đổi nhỏ nhất.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Ngô Võ Ngọc Hương

    Tim mạch · Bệnh viện Nhân dân 115


    Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 2 ngày trước

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo