- Sốt
- Vàng da và mắt
- Đi tiêu phân sáng màu
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Kiệt sức nhưng không lý giải được nguyên nhân.
4. Hội chứng ruột kích thích
Một số người mắc phải hội chứng ruột kích thích (IBS) sẽ phải chịu đựng cảm giác đau bụng về đêm bên cạnh những triệu chứng quen thuộc khác, chẳng hạn như đầy bụng, ợ hơi… sau khi ăn. Hội chứng tiêu hóa này khá phổ biến, nhất là ở những người dưới 50 tuổi.
5. Bệnh celiac (dị ứng gluten)
Dị ứng với gluten hay bệnh celiac nói về tình trạng cơ thể không thể dung nạp gluten (một loại protein trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen), nếu ăn những thực phẩm này, gluten sẽ gây viêm ở ruột non, từ đó dẫn đến đau bụng, khó chịu. Các triệu chứng khác đi kèm bao gồm tiêu chảy, đầy hơi, mệt mỏi cực độ.
Khoảng 1 trong số 100 người trên toàn cầu bị ảnh hưởng bởi bệnh celiac.
6. Đau bụng kinh hoặc lạc nội mạc tử cung

Tình trạng đau bụng, đầy hơi và khó chịu thường xảy ra trong kỳ kinh nguyệt, khi niêm mạc tử cung bị bong ra. Bên cạnh đó, nếu bạn bị lạc nội mạc tử cung, các mô của niêm mạc tử cung sẽ phát triển quá mức bên ngoài tử cung, từ đó gây đau bụng kéo dài.
7. Một số nguyên nhân khác
Mặc dù hiếm gặp, đau bụng dữ dội xảy ra đột ngột và không có lý do rõ ràng có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm ruột thừa. Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ khác khiến bạn bị đau bụng về đêm gồm: