backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Bạn có biết người bị đau dạ dày kiêng gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngọc Vũ · Ngày cập nhật: 26/11/2020

    Bạn có biết người bị đau dạ dày kiêng gì?

    Khi nhắc đến việc đau dạ dày kiêng gì, câu trả lời đầu tiên chắc chắn là rượu, bia, thuốc lá và những thực phẩm chua cay. Tuy nhiên, thực tế người bệnh sẽ cần kiêng nhiều thứ hơn thế. 

    Đau dạ dày có thể phát sinh ở mọi lứa tuổi và trong bất kỳ thời điểm nào. Điều này có nghĩa là mỗi người chúng ta đều đã từng trải nghiệm những cơn đau dạ dày ít nhất một lần. Mặc dù vậy, rất ít người biết rằng một số thói quen cũng như chế độ ăn uống không lành mạnh có thể khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.

    Vậy để cải thiện vấn đề trên, người bị đau dạ dày nên kiêng gì?

    1. Rượu bia, thuốc lá

    Đau dạ dày kiêng gì 1

    Rượu, bia và thuốc là ba yếu tố đứng đầu trong danh mục “Người bị đau dạ dày kiêng gì?”.

    Khi sức khỏe của dạ dày không tốt, cơ thể hấp thụ chất cồn từ rượu, bia… sẽ tạo thêm sức ép công việc cho bao tử, khiến quá trình hồi phục kéo dài.

    Mặt khác, thuốc lá không những tác động trực tiếp đến gan mà còn có ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày. Nicotine trong thuốc lá gây kích hoạt cơ chế sản xuất cortisol, một trong những yếu tố chính gây tăng nguy cơ hình thành vết loét ở niêm mạc dạ dày.

    2. Bị đau dạ dày kiêng ăn gì? Các thực phẩm và món ăn chua cay

    thức ăn cay

    Khi được hỏi “đau dạ dày kiêng gì?”, mọi người thường sẽ nghĩ ngay đến đồ cay. Những gia vị cay như ớt, tiêu, sa tế… không có lợi đối với dạ dày yếu, bởi vì chúng có thể:

    • Tăng lượng axit trong dịch dạ dày
    • Làm tình trạng viêm dạ dày (nếu có) trở nặng
    • Đẩy nhanh tốc độ hình thành vết loét

    Bên cạnh đó, nhóm trái cây họ cam quýt như chanh, bưởi, tắc… hay những món có hương vị nồng (chẳng hạn như cà ri) đều có khả năng tương tự. Mặt khác, bạn cũng cần hạn chế những loại thực phẩm có nguy cơ gây tổn thương niêm mạc dạ dày hoặc tạo thêm sức ép lên hoạt động của dạ dày, bao gồm:

    • Món ăn cứng, ví dụ như sườn sụn
    • Trái cây xanh (xoài, cóc, ổi…)

    Thời gian tiêu hóa quá dài và bao tử phải hoạt động nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị đau dạ dày. Kết quả chữa trị có thể sẽ không tốt như mong đợi hoặc thời gian phục hồi lâu hơn dự tính.

    3. Ăn quá no có thể khiến cơn đau dạ dày trở nên tệ hơn

    Đau dạ dày kiêng gì 3

    Nước bọt có thể trung hòa một phần axit trong dịch dạ dày. Do đó, bác sĩ thường khuyên mọi người, đặc biệt những ai đang bị đau dạ dày, nên ăn chậm và nhai kỹ để tăng lượng nước bọt tiết ra từ cơ thể.

    Mặt khác, ăn quá no có nguy cơ khiến dạ dày căng cứng và tiết ra nhiều axit để phân giải thức ăn. Điều này hoàn toàn không tốt cho những dạ dày đang yếu. Bạn có thể khắc phục vấn đề trên bằng cách chia nhỏ ba bữa ăn chính thành những bữa phụ trong ngày.

    4. Thức ăn chế biến sẵn, nhiều muối

    thực phẩm giàu chất béo

    Khi nhận được câu hỏi “Bị đau dạ dày kiêng gì?”, các chuyên gia sẽ khuyến nghị người bệnh cần tránh những thức ăn đóng hộp và nhiều muối. Thay vào đó, họ nên chủ trương mua thực phẩm tươi sạch về chế biến.

    Thông thường, thức ăn chế biến sẵn không chứa đủ chất xơ cần thiết cho cơ thể. Điều này sẽ không tốt cho việc nhu động ruột. Mặt khác, các thành phần trong chất bảo quản ở những sản phẩm này có nguy cơ gây ra nhiều vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, đặc biệt khi dạ dày của bạn không ổn.

    Ngoài ra, món ăn nhiều muối không chỉ tích trữ nước, gây tăng huyết áp mà còn ảnh hưởng đến tình trạng đau dạ dày. Một lượng lớn natri (muối) trong khẩu phần ăn có thể kích thích dạ dày, gây khó chịu cho hệ tiêu hóa và vị giác. Trong vài trường hợp, nó còn có thể dẫn đến những triệu chứng như buồn nôn hoặc ợ nóng.

    5. Người bị đau dạ dày kiêng gì? Lưu ý các sản phẩm từ sữa

    sản phẩm làm từ sữa

    Một đáp án khác khi nói về “Đau dạ dày kiêng gì?” là sữa cùng những sản phẩm làm từ sữa.

    Theo thống kê từ các chuyên gia, ít nhất 65% dân số thế giới mắc chứng không dung nạp lactose, một loại đường thường hiện diện trong sữa. Điều này đồng nghĩa với việc nếu bạn thuộc nhóm 65% này, khả năng tiêu hóa lactose của bạn tương đối kém. Khi đó, những sản phẩm làm từ sữa sẽ gây ra nhiều rắc rối cho hệ tiêu hóa với những biểu hiện như:

    Đặc biệt, uống sữa khi đói sẽ khiến dạ dày của bạn chịu nhiều thiệt hại hơn bình thường.

    6. Thịt đỏ

    thịt đỏ

    Thực tế, so với thịt trắng (chẳng hạn như thịt gia cầm, ếch…), thịt đỏ (ví dụ như thịt bò) cần nhiều thời gian để tiêu hóa hơn do chứa hàm lượng lớn protein và chất béo bão hòa. Vì vậy, để phân giải hoàn toàn nhóm thực phẩm này, dạ dày phải tăng lượng axit trong dịch bao tử tiết ra. Sự gia tăng nồng độ axit sẽ không có lợi đối với những người gặp những vấn đề bao tử nói chung và đau dạ dày nói riêng.

    7. Kiêng ăn gì khi bị đau dạ dày? Cẩn thận nhóm thực phẩm giàu chất béo

    Đau dạ dày kiêng gì 7

    Nhìn chung, chất béo là một trong những yếu tố khó tiêu hóa nhất. Điều này có nghĩa là hấp thụ quá nhiều chất béo sẽ tạo thêm áp lực cho hoạt động của dạ dày. Vì vậy, bác sĩ thường khuyên những người đang gặp vấn đề với dạ dày nên hạn chế những món ăn chứa nhiều chất béo như các món chiên, xào, thức ăn nhanh…

    8. Thực phẩm tạo hơi trong dạ dày

    dưa hành

    Những yếu tố như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu… đều tạo tác động đến tình trạng đau dạ dày. Do đó, bạn nên lưu ý tránh những món ăn có thể vô tình gây kích ứng các yếu tố trên, chẳng hạn như:

    • Dưa giá, dưa chua
    • Cà muối
    • Hành, hẹ, cần tây…

    Một số người có thói quen ăn trứng chưa chín vì cảm thấy ăn như vậy ngon hơn so với trứng đã chín đều. Tuy nhiên, nếu đang bị đau dạ dày, bạn nên bỏ thói quen này. Antitrypsin trong lòng trắng trứng sống gây cản trở quá trình phân giải protein, dẫn đến tình trạng khó tiêu và đầy bụng.

    Nhìn chung, có thể thấy cách ăn uống và lựa chọn thực phẩm ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng đau dạ dày ở một người. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết được nên kiêng gì khi bị đau dạ dày để cải thiện vấn đề này.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Ngọc Vũ · Ngày cập nhật: 26/11/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo