backup og meta

7 dấu hiệu trào ngược dạ dày mà bạn cần nhận biết sớm

7 dấu hiệu trào ngược dạ dày mà bạn cần nhận biết sớm

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu trào ngược dạ dày không chỉ giúp bạn điều trị nhanh chóng hồi phục, mà còn phòng ngừa được biến chứng nguy hiểm.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng xảy ra khi các chất dịch như pepsin, axit dịch vị… trong dạ dày lẫn với thức ăn thường xuyên đi ngược vào đường dẫn nối miệng và dạ dày (thực quản). Điều này có thể gây tổn thương và loét niêm mạc thực quản.

Một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là ung thư dạ dày. Việt Nam hiện đang là nước đứng thứ 18 trong 20 nước có tỷ lệ ung thư dạ dày cao nhất thế giới. Đây là tình trạng đáng báo động khi chúng ta đều hiểu rõ ung thư là bệnh có nguy cơ gây tử vong cao. Không những gây ra những triệu chứng trào ngược dạ dày khó chịu, đau đớn, bệnh còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe đáng lo ngại khác.

Để điều trị bệnh, bạn cần hiểu rõ trào ngược dạ dày là gì và nhận biết các dấu hiệu trào ngược dạ dày để kịp thời xử lý. 

Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu 6 dấu hiệu trào ngược dạ dày và cách điều trị nhé!

1. Khó nuốt

dấu hiệu trào ngược dạ dày
Khó nuốt – một biểu hiện của trào ngược dạ dày

Thống kê cho thấy có khoảng 30% người bệnh trào ngược dạ dày sẽ gặp phải triệu chứng khó nuốt. Dấu hiệu này có thể cảnh báo nguy cơ bệnh ung thư thực quản. Khi chứng trào ngược xảy ra lặp lại nhiều lần gây tổn thương nghiêm trọng cho thực quản làm sưng tấy, phù nề niêm mạc thực quản sẽ khiến người bệnh khó nuốt, cảm thấy thức ăn bị ứ nghẹn ở cổ họng.

Bên cạnh đó, kể cả khi niêm mạc được hồi phục cũng có nguy cơ để lại sẹo, chít hẹp thực quản dễ khiến người bệnh gặp các vấn đề y tế khác do gặp khó khăn trong việc tiêu thụ thức ăn.

2. Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua

Ợ nóng là dấu hiệu trào ngược dạ dày thường gặp nhất. Ba dấu hiệu ợ hơi, ợ nóng, ợ chua xuất hiện do sự giãn cơ thắt thực quản dưới, điều này khiến dạ dày không thể giữ hơi, dịch vị và dễ dàng trào ngược lên thực quản. Các chất trong dạ dày gây kích thích lên thực quản làm nóng rát từ vùng thượng vị lên vùng phía sau xương ức.

Ợ nóng và ợ chua thường xuất hiện cùng nhau do axit dịch vị trào ngược tạo cảm giác chua ở cuống họng. Thông thường, các chứng ợ thường xuất hiện sau bữa ăn hoặc lúc người bệnh cúi gập người về phía trước.

3. Buồn nôn, nôn

Sự trào ngược của axit dạ dày cũng gây kích thích thực quản gây cảm giác buồn nôn. Bên cạnh đó, trào ngược dạ dày khiến dạ dày bạn kém tiêu hóa. Điều này có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, buồn nôn. Dấu hiệu trào ngược dạ dày này thường xuất hiện khi bạn ăn quá nhiều hoặc nằm ngay sau khi ăn.

4. Đau tức ngực

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi các chất trong dạ dày di chuyển trở lại vào thực quản, gây ra cảm giác nóng rát ở ngực hoặc cổ họng. Axit dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ gây chèn ép dây thần kinh trên niêm mạc thực quản và tạo cảm giác đau tức ngực.

Một cơn đau timđau tức ngực do dấu hiệu trào ngược dạ dày mang lại cảm giác tương đối giống nhau, điều này có thể do tim và thực quản nằm gần nhau và cùng chia sẻ một mạng lưới thần kinh.

5. Ho mãn tính

dấu hiệu trào ngược dạ dày
Ho do trào ngược dạ dày

Tình trạng ho là hành động phản xạ có thể xảy ra do sự gia tăng axit dạ dày vào ống dẫn thức ăn. Axit dạ dày trào ngược lên có thể rơi vào thanh quản hoặc cổ họng. Loại trào ngược này được gọi là trào ngược họng – thanh quản (LPR). LPR có thể gây ho kéo dài nhằm mục đích bảo vệ chống trào ngược.

Dấu hiệu ho do trào ngược dạ dày gây ra có thể xảy ra đặc trưng bao gồm:

  • Ho xảy ra trong khi đang nằm
  • Ho chủ yếu vào ban đêm hoặc sau bữa ăn
  • Ho không do hen suyễn hoặc khi chụp X-quang ngực được chẩn đoán bình thường
  • Ho dai dẳng xảy ra ngay cả khi không có nguyên nhân phổ biến như hút thuốc hoặc dùng thuốc có tác dụng phụ là ho, chẳng hạn như thuốc ức chế men chuyển

6. Đắng miệng

Túi mật là nơi dự trữ mật do gan bài tiết ra. Trong quá trình ăn uống, túi mật sẽ co bóp để đẩy dịch mật vào ruột non giúp tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là các chất béo. Khi dấu hiệu trào ngược dạ dày xảy ra, dịch mật trong dạ dày sẽ bị trào ngược lên cuống họng làm cho người bệnh cảm thấy có vị đắng trong miệng. Tình trạng này có thể kèm theo hôi miệng.

7. Miệng tiết nhiều nước bọt

Khi axit dạ dày trào ngược lên vùng khoang miệng cùng triệu chứng ợ chua, cơ thể sẽ có phản xạ tự nhiên là tiết ra nước bọt nhiều hơn bình thường. Điều này giúp trung hòa lượng axit. Dấu hiệu trào ngược dạ dày này cũng khiến cơ thể có cảm giác buồn nôn, thường xảy ra sau khi ăn và buổi sáng khi ngủ dậy.

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu trào ngược dạ dày là điều kiện để quá trình điều trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng hồi phục hơn. 

dấu hiệu trào ngược dạ dày
Trị trào ngược dạ dày với các loại rau củ

Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày có thể bao gồm:

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Nghiên cứu năm 2013 với hơn 500 người cho thấy một số loại thực phẩm dường như làm giảm tần suất và cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày. Các loại thực phẩm này bao gồm:

• Protein: Bạn nên lựa chọn từ các nguồn cholesterol thấp, chẳng hạn như cá hồi, hạnh nhân, thịt gia cầm nạc, các loại đậu…

• Carbohydrate thô: Có nhiều trong trái cây, rau, khoai tây và một số ngũ cốc nguyên hạt.

Thực phẩm giàu vitamin C: Như trái cây có múi và rau quả.

• Trái cây giàu magie và kali: Đặc biệt là các loại quả mọng, táo, lê, bơ, dưa, đào và chuối.

• Thực phẩm giàu chất xơ: Các loại rau xanh như bông cải xanh, rau bó xôi, cải xoăn, măng tây… Nghiên cứu cho thấy thực phẩm giàu chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan, có thể giúp giảm các dấu hiệu trào ngược dạ dày.

Thay đổi thói quen sống lành mạnh

Bạn nên thực hiện các thói quen lành mạnh sau đây:

• Tránh nằm ngay sau ăn: Bạn nên nằm ít nhất 2 giờ sau bữa ăn hoặc sau khi dùng đồ uống có tính axit, như soda hoặc đồ uống chứa caffeine. Điều này có thể giúp ngăn ngừa dịch từ dạ dày chảy ngược vào thực quản.

• Giữ đầu cao trong khi ngủ: Bạn nên sử dụng thêm một hoặc hai gối cũng có thể giúp ngăn ngừa trào ngược.

• Chia nhỏ các bữa ăn: Thay vì ăn quá nhiều trong một bữa, bạn nên dùng các bữa ăn nhỏ trong ngày. Điều này thúc đẩy tiêu hóa và có thể hỗ trợ ngăn ngừa chứng ợ nóng.

• Mặc quần áo rộng: Để giảm áp lực lên dạ dày, giảm chứng ợ nóng và trào ngược.

• Từ bỏ hút thuốc: Việc hút thuốc có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày và làm giảm chức năng của cơ thắt thực quản dưới. Thuốc lá cũng có thể làm giảm lượng nước bọt, trung hòa axit do cơ thể sản xuất.

• Duy trì cân nặng hợp lý: Bạn nên giảm trọng lượng dư thừa vùng bụng, điều này có thể làm giảm áp lực lên dạ dày.

Dùng thuốc trị trào ngược dạ dày

3. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý Nghiên cứu năm 2013 với hơn 500 người cho thấy một số loại thực phẩm dường như làm giảm tần suất và cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày. Các loại thực phẩm này bao gồm: • Protein: Bạn nên lựa chọn từ các nguồn cholesterol thấp, chẳng hạn như cá hồi, hạnh nhân, thịt gia cầm nạc, các loại đậu... • Carbohydrate thô: Có nhiều trong trái cây, rau, khoai tây và một số ngũ cốc nguyên hạt. • Thực phẩm giàu vitamin C: Như trái cây có múi và rau quả. • Trái cây giàu magiê và kali: Đặc biệt là các loại quả mọng, táo, lê, bơ, dưa, đào và chuối Thực phẩm giàu chất xơ: Các loại rau xanh như bông cải xanh, rau bina, cải xoăn, măng tây… Nghiên cứu cho thấy thực phẩm giàu chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan, có thể giúp giảm các dấu hiệu trào ngược dạ dày
Thuốc trị trào ngược dạ dày

Các loại thuốc trị trào ngược dạ dày có thể bao gồm:

Thuốc kháng axit: Bác sĩ thường khuyên dùng thuốc kháng axit đầu tiên để giảm chứng ợ nóng và các triệu chứng trào ngược. Thuốc kháng axit có thể có tác dụng phụ, bao gồm tiêu chảy và táo bón.

• Thuốc kháng histamin H2: Nhóm thuốc này giúp làm giảm sản xuất axit dạ dày, đồng thời cũng có thể giúp hồi phục thực quản, mặc dù không tốt như các loại thuốc khác. Thuốc kháng histamin H2 bao gồm cimetidine, famotidine, nizatidine, ranitidine…

• Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Nhóm thuốc này làm giảm lượng axit dạ dày tạo ra và mang lại hiệu quả cao hơn trong việc điều trị các triệu chứng trào ngược dạ dày so với thuốc kháng H2. Chúng có thể chữa lành niêm mạc thực quản ở hầu hết người bệnh. Các bác sĩ thường kê toa PPI để điều trị chứng trào ngược dạ dày lâu dài. Bạn cần dùng các loại thuốc này lúc trước khi ăn để axit dạ dày của bạn có thể kích thích thuốc hoạt động. Các loại thuốc PPI bao gồm esomeprazole, lansoprazole, omeprazole, pantoprazole…

Thuốc cơ vòng thực quản: Thuốc này còn được gọi là prokinetic giúp làm rỗng dạ dày của bạn nhanh hơn và giúp giảm đau dạ dày. Nhóm thuốc này bao gồm bethanechol, metoclopramide. Cả hai loại thuốc này đều có thể gây ra tác dụng phụ buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, suy nhược…

• Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh erythromycin có thể giúp đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày. Erythromycin có ít tác dụng phụ hơn prokinetic, tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây ra tiêu chảy.

Khi phát hiện dấu hiệu trào ngược dạ dày, bạn nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị. Bạn không nên tự ý mua thuốc trị trào ngược dạ dày để tránh các rủi ro về sức khỏe.

Việc nhận biết dấu hiệu trào ngược dạ dày càng sớm càng dễ điều trị. Vì thế, bạn cần chú ý các vấn đề bất thường có thể xảy ra để kịp thời xử lý nhé!

Hoàng Trí HELLO BACSI

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Gastroesophageal reflux disease (GERD)
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gerd/symptoms-causes/syc-20361940
Ngày truy cập 26.07.2019

Gastroesophageal Reflux Disease (GERD)
https://www.webmd.com/heartburn-gerd/guide/reflux-disease-gerd-1#1
Ngày truy cập 26.07.2019

Everything you need to know about GERD
https://www.medicalnewstoday.com/articles/14085.php
Ngày truy cập 26.07.2019

Phiên bản hiện tại

17/12/2019

Tác giả: Hoàng Trí

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Các tác dụng phụ của thuốc NSAIDs trên đường tiêu hoá trong điều trị viêm khớp

Các lựa chọn phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Trí · Ngày cập nhật: 17/12/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo