backup og meta

6 hiểu lầm về bệnh gan mà bạn vẫn luôn tin là đúng

6 hiểu lầm về bệnh gan mà bạn vẫn luôn tin là đúng

Bệnh gan là một trong những bệnh lý phổ biến hàng đầu tại Việt Nam và đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên nhiều người Việt vẫn chưa hiểu rõ về mức độ nguy hiểm của bệnh, xem nhẹ, lơ là trong việc kiểm soát bệnh gan từ sớm hoặc vẫn có những quan niệm sai lầm trong điều trị bệnh dẫn đến việc lớp màng phospholipid bảo vệ gan bị mất quá nhiều, khiến cho các tế bào gan bị phá hủy hàng loạt, hình thành các sợi xơ hóa không có chức năng. Bệnh kéo dài có thể dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng gan, gây viêm gan mà nặng hơn là xơ gan – bệnh mạn tính khó hoặc không thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện khi quá muộn dẫn đến tử vong.

Ngày 29/05 hằng năm được lựa chọn là Ngày Sức khỏe Tiêu hóa Thế giới. Đây cũng là dịp để các tổ chức y tế, các cơ quan chăm sóc sức khỏe cùng đề cao tầm quan trọng của việc bảo vệ, kiểm soát và duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe của các cơ quan của hệ tiêu hóa, trong đó có sức khỏe của Gan. Nhân dịp này, hãy cùng chúng tôi lan tỏa kiến thức và thông điệp về việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe của Gan để giúp chúng ta có cuộc sống khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

Dưới đây là một số hiểu lầm về bệnh gan thường gặp của nhiều người:

Bệnh gan là bệnh của người già?

Theo nghiên cứu tại Việt Nam năm 2018, khoảng 75% người béo phì và tiểu đường tuýp 2 mắc bệnh lý gan nhiễm mỡ. Trước đây, bệnh thường gặp ở người lớn tuổi thì nay, độ tuổi mắc bệnh trẻ hơn nhiều, đặc biệt là nhiều trẻ em mới 15-16 tuổi đã mắc bệnh gan nhiễm mỡ do béo phì, thừa cân. Hiện tại, cứ 2 trẻ bị béo phì thì có 1 trẻ mắc thêm bệnh lý gan nhiễm mỡ.1

Hiểu làm về bệnh gan chỉ gặp ở người già

Nguyên do được cho là ảnh hưởng bởi lối sống bận rộn, căng thẳng kéo dài; chế độ ăn uống chưa đúng (tiêu thụ các thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt), ít vận động…

Ngoài ra những chế độ ăn kiêng không phù hợp: ăn kham khổ, loại bỏ hoàn toàn dầu mỡ ra khỏi chế độ ăn cũng có thể khiến người gầy mắc gan nhiễm mỡ do thiếu một số chất cần thiết để đưa bớt mỡ ra khỏi gan.

Hiểu lầm thứ hai, không uống rượu, bia thì không mắc bệnh về gan?

Là quốc gia tiêu thụ nhiều bia rượu nên phần lớn bệnh nhân gan ở Việt Nam thường liên quan đến việc sử dụng đồ uống có cồn. Vì vậy, nhiều người hiểu lầm rằng không uống rượu, bia thì sẽ không mắc bệnh về gan. Tuy nhiên, những người không uống bia rượu vẫn có nguy cơ mắc các bệnh lý về gan khác như: viêm gan B, viêm gan C, đặc biệt là viêm gan nhiễm mỡ không do bia rượu.

Bởi nguyên nhân gây ra nhiễm mỡ không do bia rượu vô cùng đa dạng mà ai cũng có thể mắc phải bao gồm: vi-rút gây viêm gan xâm nhập, các bệnh chuyển hóa (đái tháo đường, tăng mỡ máu), rối loạn dinh dưỡng (béo phì, suy dinh dưỡng), tác dụng phụ do dùng thuốc điều trị lâu dài ảnh hưởng đến chức năng gan (thuốc trị lao, các thuốc kháng ung thư, thuốc hormone sinh dục nữ,…)

Hiểu lầm về bệnh gan chỉ gặp ở người uống bia rượu

Chỉ những người “nhiều mỡ” mới mắc gan nhiễm mỡ?

Đây là một hiểu lầm về bệnh gan khác mà nhiều người vẫn tin là đúng. Mọi người ở bất kỳ trọng lượng nào đều có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Chất béo có hại được tích trữ lâu ngày trong gan dẫn đến bệnh lý gan nhiễm mỡ. Những người thừa cân hoặc mắc chứng béo phì được chú ý nhiều hơn vì lượng mỡ trong máu của họ cao hơn người bình thường mà thôi.

Bạn có biết: Ngay cả người suy dinh dưỡng cũng có thể bị gan nhiễm mỡ đấy!

Hiểu lầm về bệnh gan nhiễm mỡ chỉ gặp ở người béo phì

Bệnh gan nhiễm mỡ không do bia, rượu chỉ là bệnh nhẹ, không cần điều trị

Gan nhiễm mỡ không do bia, rượu (NALFD) là một bệnh có thể gặp phải ở bất kỳ ai, nhất là người có thói quen sinh hoạt thiếu khoa học (ăn nhiều dầu mỡ, ít vận động, thức khuya, căng thẳng kéo dài,…), bệnh nhân đái tháo đường, người béo phì, hoặc người chịu tác dụng phụ của việc điều trị lâu dài.Hiểu lầm về bệnh gan nhiễm mỡ chỉ là bệnh nhẹ

Tuy nhiên, không như hiểu lầm trên về bệnh gan này, tình trạng gan nhiễm mỡ kéo dài gây tổn thương màng tế bào gan, phá hủy lớp Phospholipid – thành phần quan trọng trong cấu trúc màng tế bào gan. Nếu không điều trị kịp thời, lâu ngày gan sẽ mất đi chức năng lọc thải, dẫn tới viêm gan nhiễm mỡ (NASH) và nặng hơn là xơ gan. Vì thế, người bệnh cần chủ động tầm soát bệnh gan bằng cách thử máu mỗi 3-6 tháng/lần để phát hiện và kiểm soát bệnh sớm cũng như tuân thủ phác đồ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và bổ sung một số sản phẩm chứa hoạt chất phospholipid để giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh về gan.

Chữa bệnh theo truyền miệng: “mát gan – giải độc sẽ chữa dứt điểm bệnh gan”?

Đây là lầm tưởng tai hại trong điều trị bệnh về gan. Thực phẩm chức năng giúp giải độc, mát gan chỉ góp phần hỗ trợ điều trị các triệu chứng rối loạn chức năng ở gan chứ không chữa dứt điểm bệnh lý này. Đặc biệt đối với các loại thuốc không đảm bảo chất lượng có khả năng tổn hại ngược lại lên gan và sức khỏe của người bệnh.

Hiểu lầm về bệnh gan không thể chữa khỏi

Nhiều người nghĩ rằng bị bệnh về gan rồi thì không thể chữa khỏi?

Gan là bộ phận hiếm hoi có khả năng tái tạo. Nếu gan bị mất đi 25% khối lượng thì gan vẫn có thể tái tạo hoàn toàn trở lại. Điều này là do tế bào gan có khả năng đặc biệt như là một tế bào mầm đơn thẩm quyền (tế bào gan có thể phân đôi thành hai tế bào gan).

Hiểu lầm về bệnh gan chữa được bằng thuốc mát gan

Tuy nhiên, gan không thể tự phục hồi nhanh chóng nếu chúng ta vẫn duy trì những thói quen tai hại. Để thúc đẩy khả năng tái tạo của gan, người bệnh cần tuân thủ:

  • Điều trị bệnh: Sử dụng thuốc điều trị gan theo sự hướng dẫn của bác sĩ, và sử dụng các sản phẩm thuốc được sản xuất bởi các hãng uy tín đáng tin cậy. Trong đó, thuốc chứa hoạt chất phospholipid tinh khiết từ tự nhiên như đậu nành (Phospholipid tinh khiết chiết xuất từ đậu nành không chứa estrogen, nên không làm ảnh hưởng nội tiết tố nam) được chứng minh hiệu quả tối ưu trong bảo vệ và phục hồi chức năng gan.
  • Phòng ngừa bệnh về gan: thay đổi lối sống lành mạnh: ăn ít chất béo, hạn chế rượu bia, tăng cường vận động, tập thể dục, uống kèm thuốc bảo vệ gan trong quá trình điều trị các bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường, tăng mỡ máu.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Nonalcoholic Fatty Liver Disease in Children Hepatic and Extrahepatic Complications http://pgnrc.sbmu.ac.ir/uploads/541_5184_1528695391618_NAFLD.pdf Ngày truy cập: 05/04/2021

2. Alcohol and the Liver: Frequently Asked Questions https://www.upmc.com/services/liver-cancer/liver/alcohol-liver Ngày truy cập: 05/04/2021

3. Malnutrition-associated liver steatosis and ATP depletion is caused by peroxisomal and mitochondrial dysfunction https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S016882781630263X# Ngày truy cập: 05/04/2021

4. Nonalcoholic fatty liver disease https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/nonalcoholic-fatty-liver-disease/symptoms-causes/syc-20354567# Ngày truy cập: 05/04/2021

5. Essential phospholipids in fatty liver: a scientific update https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4861608/ Ngày truy cập: 05/04/2021

6. Preventive Care in Chronic Liver Disease https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1496761/ Ngày truy cập: 05/04/2021

Phiên bản hiện tại

14/06/2021

Tác giả: Phương Quỳnh

Cập nhật bởi: Phương Quỳnh


Bài viết liên quan

Người bị trĩ nhẹ có tự khỏi được không?

Chăm sóc bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối cần lưu ý gì?



Tác giả: Phương Quỳnh · Ngày cập nhật: 14/06/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo