• Trào ngược dạ dày: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) xảy ra khi axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản (ống tiêu hóa nối giữa miệng với dạ dày). Điều này có thể gây ra triệu chứng ợ chua, ho, thở khò khè, viêm họng… Bên cạnh đó, bệnh nhân còn dễ gặp tình trạng nóng rát thực quản, ợ nóng, ợ hơi. Bệnh trào ngược dạ dày thường gặp ở những ai có các thói quen không tốt như uống rượu bia, hút thuốc hay ăn đồ nhiều dầu mỡ.
Cách điều trị chứng ợ chua

Nếu muốn điều trị tình trạng ợ chua, bạn cần xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống và thói quen sống lành mạnh kết hợp với dùng thuốc.
1. Xây dựng thực đơn lành mạnh
Để đẩy lùi chứng ợ chua, bạn cần tìm hiểu khi bị ợ chua nên ăn gì và kiêng gì theo các lời khuyên sau đây nhé.
Bị ợ chua nên ăn gì?
Khi bị ợ chua, bạn sẽ cần bổ sung những thực phẩm không có nhiều axit mà lại đầy đủ dinh dưỡng như:
• Chuối: Chuối là một món ăn vặt tiện lợi mà lại không có lượng axit cao. Đây là loại trái cây giúp bạn thỏa mãn cơn đói mà không bị khó tiêu và ợ chua.
• Yến mạch: Cháo yến mạch là một bữa sáng đầy đủ dưỡng chất có thể giúp bạn no lâu mà không bị ợ chua.
• Bánh mì: Các loại bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt rất có lợi cho sức khỏe mà lại giúp bạn trung hòa axit trong bụng. Khi lượng axit trong bụng giảm, bạn sẽ ít ợ chua hơn.
• Lòng trắng trứng: Lòng trắng trứng là một nguồn protein dồi dào mà lại ít axit. Tuy nhiên, bạn cần tránh lòng đỏ vì đây là thực phẩm có thể gây ợ chua.
• Gừng: Gừng là nguyên liệu từ tự nhiên giúp ích cho bạn rất nhiều khi dạ dày bị khó chịu. Loại thảo mộc này sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, từ đó giảm ợ chua.
Bị ợ chua kiêng ăn gì?
Bên cạnh những món nên ăn, bạn cũng cần biết người bị ợ chua nên kiêng ăn gì để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiêu hóa. Sau đây là các loại thực phẩm bạn nên tránh:
• Đồ chiên xào: Thực phẩm chiên xào hay nhiều chất béo có thể khiến cơ vòng dưới thực quản giãn ra nên axit trong dạ dày sẽ dễ dàng trào ngược lên thực quản hơn. Hơn nữa, những thực phẩm này cũng có thể gây khó tiêu và làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày. Vậy nên, bạn hãy tránh những thực phẩm có hàm lượng chất béo cao sau đây:
– Thịt chiên.
– Các loại thịt chế biến sẵn.
– Khoai tây hoặc hành tây chiên.
– Các sản phẩm từ sữa nguyên béo như bơ, sữa nguyên chất, phô mai và kem chua, kem tươi…
• Thức ăn cay: Thực phẩm cay hoặc có nhiều tỏi có thể kích ứng dạ dày và gây ra triệu chứng ợ chua.
• Trái cây họ cam quýt: Một số loại trái cây có tính axit cao nên có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược dạ dày. Vậy nên nếu bị ợ chua thường xuyên, bạn hãy cắt giảm những loại quả họ cam quýt như cam, bưởi, chanh…
• Chocolate: Chocolate có chứa methylxanthine, một thành phần được chứng minh là làm giãn các cơ vòng dưới thực quản và làm bệnh trào ngược dạ dày nặng thêm.
• Thực phẩm có caffeine: Một số bệnh nhân bị trào ngược axit thường thấy các triệu chứng xuất hiện sau khi uống cà phê. Điều này có thể vì caffeine chính là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày.
2. Thay đổi thói quen sống
Thói quen sinh hoạt hằng ngày ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng ợ chua khó tiêu. Nếu bạn muốn giảm nhẹ tình trạng này, hãy xây dựng những thói quen sống lành mạnh sau đây:
• Ăn chậm, nhai kỹ: Bạn nên nhai chậm khi ăn để thức ăn được tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, bạn hãy tránh đồ uống có cồn và caffeine trong bữa ăn. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ăn khẩu phần quá nhiều hay ăn trước giờ ngủ vì những thói quen này ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa.
• Giảm căng thẳng: Bạn có thể cố gắng giảm căng thẳng (stress) để não bộ kiểm soát hệ tiêu hóa tốt hơn bằng cách nghe nhạc, đọc sách, đi chơi…
• Nâng đầu cao khi ngủ: Bạn có thể kê 2 – 3 chiếc gối dưới đầu để nâng phần đầu cao lên khi ngủ. Việc này sẽ giúp bạn giữ axit trong dạ dày và từ đó tránh ợ chua.
• Không mặc đồ quá chật: Quần áo không thoải mái có thể gây áp lực lên bụng và khiến axit trong bụng dễ trào ngược lên thực quản. Vậy nên, bạn hãy chọn những trạng phục thoải mái để mặc mỗi ngày nhé.
• Duy trì cân nặng hợp lý: Việc thừa cân sẽ khiến hệ tiêu hóa làm việc vất vả hơn nên bạn sẽ dễ bị khó tiêu và ợ chua. Vậy nên, bạn có thể xây dựng thói quen tập thể dục để giữ cân nặng ở mức hợp lý.
3. Dùng thuốc Tây theo chỉ định
Thuốc kháng histamine H2 là thuốc giúp giảm ợ chua nhờ tác dụng ngăn chặn hoạt động của histamine, một chất hóa học kích thích tế bào dạ dày sản xuất axit. Những thuốc kháng histamine mà bác sĩ có thể chỉ định là:
Thuốc ức chế bơm proton (PPI) cũng là một nhóm thuốc có thể ngăn chặn sự sản xuất axit của dạ dày. Các thuốc thuộc nhóm PPI bao gồm:
Những loại thuốc trên tuy là thuốc không kê toa nhưng có thể tương tác với những thuốc khác và gây nguy hiểm. Tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Khi đã biết ợ chua là bệnh gì và các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bạn có thể tìm cho mình cách khắc phục tốt nhất. Một lối sống lành mạnh với cách lựa chọn thực phẩm đúng đắn sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe hơn, từ đó giảm chứng ợ chua hiệu quả.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!