Ngoài ra, nước ngò gai còn chứa nhiều chất xơ, canxi, sắt cùng nhiều dưỡng chất khác giúp tăng cường chuyển hóa, nâng cao chức năng thận.
Bị sỏi thận nên uống nước lá gì? Đơn giản với nước ngò gai
- Rửa sạch một nắm ngò gai, để ráo nước.
- Hơ lá ngò gai sơ qua trên lửa cho mềm.
- Nấu với 500ml nước cho đến khi cạn lại còn một nửa.
- Chia ra uống làm 3 lần trong ngày, trước bữa ăn khoảng 30 phút.
Lưu ý rằng ngò gai trị sỏi thận có thể phù hợp với người này nhưng không phù hợp với người khác. Nếu trong quá trình áp dụng sử dụng bài thuốc ngò gai trị sỏi thận cơ thể bạn xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất ổn nào, bạn cần ngưng sử dụng ngay lập tức.
4. Râu mèo
Đáp án tiếp theo cho câu hỏi “bị sỏi thận nên uống nước lá gì” là nước nấu từ cây râu mèo. Theo Đông y, râu mèo có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng lợi niệu, thanh nhiệt, trừ thấp, được dùng với tác dụng thuốc lợi tiểu mạnh, thông mật. Râu mèo là một loại dược liệu được ứng dụng nhiều trong các loại chế phẩm trị sỏi thận nhờ vào tác dụng lợi tiểu mạnh. Nước râu mèo giúp chống lại tình trạng tiểu buốt, tiểu lắt nhắt khi bị sỏi thận đồng thời làm sạch các chất có nguy cơ gây sỏi như axit uric hay canxi.
Ngoài ra, râu mèo còn có công dụng làm giảm sưng đau ở thận, bảo vệ thận khỏi các tác nhân gây nhiễm khuẩn.
Hướng dẫn cách dùng cây râu mèo trị sỏi thận
- Rửa sạch 30-50g râu mèo, để ráo.
- Nấu sôi với lượng nước vừa đủ trong khoảng 15 phút rồi tắt bếp.
- Chia nước râu mèo thành 2-3 lần uống trong ngày, trước bữa ăn khoảng 30 phút.
Lưu ý người bệnh sỏi thận nên uống nước râu mèo liên tục trong 8-10 ngày, nghỉ 3 ngày rồi mới tiếp tục sử dụng lại. 5. Đánh tan sỏi thận nhờ nước ngò ôm

Bên cạnh ngò gai thì ngò ôm (ngò om hay rau ngổ) cũng là đáp án cho câu hỏi “bị sỏi thận nên uống nước lá gì”. Đây là một loại rau thơm được sử dụng trong bữa cơm thường ngày của người Việt. Theo Y học cổ truyền, rau ngò ôm là một loại thảo dược có vị hơi cay, mùi thơm đặc trưng, có tính mát, lợi tiểu. Các nghiên cứu cho rằng, rau ngò ôm làm giãn mạch, tăng lọc ở cầu thận, tăng lượng nước tiểu, thúc đẩy quá trình đào thải sỏi ra ngoài nhờ đó giúp đẩy viên sỏi ra ngoài, đồng thời ngăn ngừa những biến chứng viêm nhiễm do sỏi thận gây ra. Song song đó, ngò ôm cũng giúp giảm co thắt cơ trơn đường tiết niệu, giảm đau cho người bệnh sỏi thận.
Rau ngò ôm được đánh giá là rất an toàn trong điều trị bệnh lý sỏi thận. Vì thế nếu chứa biết bị sỏi thận nên uống nước là gì thì có thể thử dùng ngò ôm nhé!
Cách sử dụng nước ngò ôm trị sỏi thận
- Chuẩn bị khoảng 50g ngò ôm, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng trong 15 phút, để ráo
- Xay nhuyễn với một ít muối.
- Vắt lấy nước cốt uống 2 lần một ngày, duy trì trong khoảng 7 ngày.
Lưu ý khi sử dụng rau ngò ôm điều trị sỏi thận:
Phụ nữ có thai không nên ăn nhiều rau ngò ôm vì tác dụng giãn cơ phủ tạng có thể gây sẩy thai. Thân rau ngò ôm có nhiều lông và hay mọc ở nơi ẩm ướt đầm lầy dễ bị nhiễm khuẩn nên cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc nếu rửa không kỹ.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!