backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Bs Lai Ngọc Hiền giải đáp lá từ bi trị sỏi thận được không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền · Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống · Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 11/08/2023

    Bs Lai Ngọc Hiền giải đáp lá từ bi trị sỏi thận được không?

    Cô Lan (45 tuổi) hỏi: Chào bác sĩ, tôi năm nay 45 tuổi và được chẩn đoán sỏi thận nhỏ. Bên cạnh việc dùng thuốc, tôi nghe nói cây từ bi trị sỏi thận. Vậy xin hỏi bác sĩ lá từ bi trị sỏi thận được không? Cảm ơn bác sĩ nhiều.

    Với câu hỏi: “Lá từ bi trị sỏi thận được không”, BS CKI. Lai Ngọc Hiền (Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Y học cổ truyền TP. HCM) giải đáp như sau:

    Lá từ bi là lá gì?

    Cây từ bi có tên khoa học là Blumea balsamifera, còn có tên gọi khác là: Từ bi xanh, cây cúc tần, đại ngải, mai hoa não, mai phiến, ngải nạp hương, long não hương, mai hoa băng phiến, phặc phà (Tày), co nát (Thái), Sambong (Philippines).

    Toàn thân cây Đại bi có chứa tinh dầu cùng với những hoạt chất như: vitamin C, Protit, lipit, xenluloza, caroten, canxi, Fe… 

    Lá từ bi chứa 0,2 – 1,8% tinh dầu. Trong đó, thành phần chủ yếu là D-borneol, cineol, limonen, L-camphor, acidmyristic, aicd palmitic và sesquiterpen alcol. Borneol là thành phần chính của hoa dược liệu (mai hoa băng phiến, băng phiến đại bi).

    lá từ bi trị sỏi thận

    Lá từ bi trị sỏi thận được không?

    Để biết lá từ bi có trị sỏi thận không bạn cần hiểu các tác dụng của cây dược liệu này. Theo dược lý hiện đại, cây từ bi có tác dụng điều trị hạ sốt, bí tiểu, kháng khuẩn, giảm đau…

    Ở Philippines, người ta đã sử dụng cây từ bi này để điều trị các loại sỏi thận với thành phần chủ yếu là Canxi oxalat monohydrat (COM). Chiết xuất của cây được quan sát thấy làm giảm kích thước tinh thể và ngăn chặn sự kết tụ của các tinh thể canxi oxalat. Do đó, Bộ Y tế Philippines (DOH) đã cho phép dùng trà thảo mộc và viên nén Sambong như một loại thuốc lợi tiểu và làm tan sỏi thận. Sambong gần đây đã được đăng ký tại Cục Thực phẩm và Dược phẩm như một loại thuốc.

    Ngoài ra, cây còn giúp trì hoãn và ngăn chặn suy thận tiến triển, tăng bài niệu, dùng trong điều trị tăng huyết áp và suy tim. Viện Thận và Ghép tạng Quốc gia Philippines khuyến nghị dùng thảo dược Sambong cho những bệnh nhân có vấn đề về thận.

    Theo Y học cổ truyền, cây từ bi có tính mát, vị hơi đắng, qui vào hai kinh phế và thận; với tác dụng điều trị cảm cúm, giảm đau, giảm co thắt…

    Bạn có thể xem thêm: Bật mí 9 cách chữa sỏi thận tại nhà không cần dùng thuốc

    Hướng dẫn cách pha trà lá đại bi

    Lấy 50 gam lá tươi, cắt miếng nhỏ, rửa bằng nước sạch, đun sôi lá với một lít nước trong 10 phút. Dùng khi còn ấm với 4 ly mỗi ngày để có kết quả tốt nhất. Cây dùng để điều trị được xem tương đối an toàn do không độc. 

    Tuy nhiên, cần thận trọng đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, tốt nhất nên giữ an toàn là tránh sử dụng. Cây có thể gây tác dụng phụ với những người nhạy cảm, bao gồm ngứa và kích ứng da.

    lá từ bi trị sỏi thận

    Vậy lá cây từ bi có trị sỏi thận được không? Thông tin trên đã khẳng định là có. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có số liệu cụ thể về viêc lá cây từ bi có thể làm tan sỏi với mật độ và kích thước của sỏi như thế nào, hiệu quả đạt được với mức độ ra sao. Vì vậy, cây chỉ nên được xem là vị thuốc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị với sỏi thận có kích thước nhỏ. 

    Bạn có thể xem thêm: Các bài thuốc từ đu đủ xanh chữa sỏi thận

    Bên cạnh đó, bạn nên phối hợp cùng chế độ dinh dưỡng và thói quen tốt để đạt hiệu quả cao nhất. Đó là:

    • Uống nhiều nước
    • Ăn nhiều rau quả không chua
    • Vận động thể lực điều độ
    • Không nhịn tiểu
    • Tránh ăn quá nhiều đạm, hải sản và các loại thực phẩm giàu canxi, phosphate, oxalat, hoặc bổ sung quá nhiều chế phẩm chứa Vitamin C…

    Hi vọng những thông tin trên giúp bạn đọc biết thêm về tác dụng của lá từ bi hay cúc tần trong điều trị sỏi thận.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền

    Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống · Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh


    Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 11/08/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo